Trong Kinh Bát nhã đức Phật dạy rằng: "Ngũ uẩn giai không...", nghĩa là năm uẩn trong con người là không có thật, chỉ "tạm gá" vào thân sinh của con người thôi! Vậy cái gì còn tồn tại khi người ta qua đời để đi thọ sinh (đầu thai) trong Lục đạo luân hồi?

Chúng ta đều biết: Một con người chỉ có thể vận hành khi có đủ cả PHẦN XÁC và PHẦN HỒN.

PHẦN XÁC là thân thể vật lý, hữu hình, nhìn thấy được. PHẦN HỒN, là các cấu trúc tâm lý vô hình nên không nhìn thấy được.

Cấu trúc của phần xác - theo đạo Phật, có bốn yếu tố, gọi là tứ đại gồm: Đất - Nước - Gió - Lửa.

Cấu trúc phần hồn là cấu trúc tâm lý, không có hình tướng gọi là vô hình, được tạo lập bởi Ngũ uẩn, đó là: Sắc- Thọ - Tưởng - Hành - Thức.

Trong Phật học, người ta chú trọng phần tâm lý Ngũ uẩn, hơn là phần vật lý - phần xác - thân thể vật chất. Vì Ngũ uẩn mới là thật tướng bởi nó... vô tướng. Vậy Ngũ uẩn là gì? là năm yếu tố tích tụ, là chướng ngại (chữ Uẩn nghĩa là ngăn che), cũng vì có năm sự cản trở ấy, người tu đạo Giác ngộ mới có cơ hội phát huy đạo lực và trí tuệ để phá màn vô minh tăm tối, đạt quả vị tối thượng thành Phật. Vì thế nhà Phật nói: Tu là tu trong ngũ uẩn - nhờ có ngũ uẩn ta mới tu thành Phật được. Tổ Đạt Ma nói trong sách Thất thiếu lục môn: phiền não là hột giống bồ đề. Không có phiền não, không có sự cản trở, ngăn che, ta tu thế nào được. Ví như sen báu tỏa ngát hương thơm cho đời chỉ mọc nơi bùn nhơ.

Tuy nhiên sự vận hành của Ngũ uẩn, phải kết hợp vào phần xác là thân thể vật lý: Đất, nước, gió, lửa lại cộng thêm điều kiện là các nhân duyên mới gồm đủ một con người hoàn chỉnh.

Rồi khi người ta qua đời, phần xác thì tan hoại, gọi là "chết", còn phần vô hình biến hiện thế nào? Lời Phật dạy trong kinh Bát nhã "Ngũ uẩn giai không" là ngay cả khi người ta chưa qua đời thì Ngũ uẩn vẫn "giai không" - tức không thực có, nên gọi là Vô Ngã. Vậy vô ngã là gì?

Vô ngã là một thuật ngữ Phật học, cũng được gọi là "tính không" - Vô ngã là một định đề nằm trong chuỗi vận hành của Duyên Khởi - Một giáo lý xuyên suốt của đạo Phật, vì hết thảy các giáo lý khác trình bày với thiên Kinh vạn quyển được ví nhiều như rừng biển cũng nhằm làm sáng tỏ "tính không" "vô ngã" của muôn sự muôn vật mà thôi.

Chuỗi vận hành Duyên Khởi trong giáo lý Vô ngã còn được ví như tiếng sét phá tan màn vô minh tăm tối từ ngàn xưa cho tới ngàn sau mà các nhà tôn giáo học ngày nay gọi đó là cuộc cách mạng tâm linh.

Vô ngã, trong từ điển Phật học của tác giả Đoàn Trung Căn ghi: "vô ngã là không có cái bn ngã, cái bn th. Không thy, không nhn rng có mt th nht đnh; mt cái tưng, mt cái dng ch th như: vô nhân ngã, vô t ngã, vô pháp ngã - tc là đi vi ngưi, đi vi mình, đi vi vn vt, không chp có mt cái thân th trưng tn nht đnh, mà ch cho rng: Mt cái thân ngũ un tm thi hòa hp mà thôi..."

Từ đó ta thấy, giáo lý vô ngã đã xác quyết rằng: Từ con người đến vạn hữu đều không thật có, đều giả tạm. Cái "có" giả tạm ấy chỉ được xác lập, được định hình trong pháp giới duyên khởi, không thể có một ngã tướng nào có mặt ngoại trừ Pháp giới Duyên Khởi cả. Một pháp tập khởi (tức là "một sự hình thành") chính là pháp giới tập khởi. Đó chính là ý nghĩa trong Kinh Hoa Nghiêm: "Một là tất cả, tất cả là một", luôn có sự tương quan, tương duyên với nhau, gọi là "trùng trùng duyên khởi". Thế nên, ngoài ý nghĩa Tôn giáo, Duyên khởi và vô ngã còn mang ý nghĩa triết học: Quan niệm bất kì một hiện tượng nào trong thế gian này đều có nguyên nhân của nó. Bởi sự có mặt của mỗi hiện tượng đều nói lên sự chằng chịt của các điều kiện. Các mối quan hệ ấy có thể nhận thức bằng giác quan, có mối quan hệ phải suy luận logic mới biết, nhưng cũng có mối quan hệ rất vi tế, khó nhận ra, tác động lại không hề nhỏ mà các nhà khoa học đã đặt tên cho nó là NGUYÊN TỬ. Đức Phật đã "thấy nó" từ hơn 25 thế kỷ trước: Tụ hay tán đều phụ thuộc vào nhân duyên (tức các điều kiện). Sẽ không có bất kỳ một vật chất nào tồn tại độc lập mà không kết hợp với những điều kiện xung quanh, bởi vật chất từ thực thể chẳng khác làn sóng điện trong không gian. Và bản thân các làn sóng ấy cũng không có thực thể riêng biệt mà là sự kết thành của muôn ngàn hạt tử... Rồi bản thân mỗi hạt tử cũng vậy. Và rút cuộc thì không thể tìm được một hiện hữu nào để gọi là SỰ SỐNG ĐẦU TIÊN hay CÁI CHẾT CUỐI CÙNG. Vì thế Vô ngã luôn tương hệ với giáo lý Duyên Khởi, Vô ngã nằm trong chuỗi vận hành của Duyên Khởi, nó tồn tại khách quan, cho dù "Đức Phật có xuất hiện hay không xuất hiện ở thế gian thì nó vẫn luôn vận hành như thế" (Tương ưng bộ Kinh - chương I phần II trang 51). Ý này cho ta thấy đức Phật không hề tạo dựng chân lý mà chỉ là người thấy được chân lý rồi từ đó chỉ ra con đường trí tuệ để mọi người được "thấy" như Ngài. Chân thật biết bao!

Học Phật, tu Phật làm sao hiểu được lời kinh ý Phật, mà cái khó hiểu nhất là "tính không" "vô ngã" như lời dẫn Kinh Bát nhã: Ngũ uẩn giai không chẳng hạn. Thực ra chữ "không" trong lời Kinh này cũng như chữ "không" được đề cập tới trong toàn bộ giáo pháp của đạo Phật đều mang chung một ý nghĩa đó là: chữ "không" không mang ý nghĩa đối lập với "có" - chữ "không" ở đây không nhằm biểu thị là "không có gì cả" mà không ít người hiểu lầm. Chỉ thấm nhuần được giáo lý Vô ngã là ngộ được sự thật ngay. Cái "không" này là không tự tính riêng biệt, mà phải phụ thuộc vào nhiều điều kiện (duyên) mới được cái... "có" tạm thời. Ví như cái cây sống được là nhờ hạt giống, hạt muốn nảy mầm, rễ phải nhờ độ ẩm của nước, của đất, ánh sáng và dưỡng khí... Phật nói Bát nhã: Thân ngũ uẩn là không có tự ngã, không có cái tự tính riêng biệt, chứ không phải... không có gì cả.

Ngoài giáo lý Duyên sinh vô ngã, đức Phật còn dạy về luân hồi, tái sinh và các giáo lý này luôn tương hệ mật thiết, như con người sau khi qua đời không phải là mất hẳn mà phải đi thọ sinh (đầu thai) qua 6 cảnh giới, gọi là "lục đạo luân hồi". Vậy cái gì phải đi thọ sinh, khi con người trở về với cát bụi?

Đôi dòng kiến giải dưới đây hẳn còn hạn hẹp nhưng căn bản đều được y cứ vào cái nhìn chính kiến trong kho tàng giáo lý Nhà Phật

Trong khi đó, có trường phái Phật giáo cho rằng khi sự sống con người chấm dứt, trong khoảng thời gian đã chết và thời gian chưa tái sinh vào một trong sáu cảnh giới - trải qua 49 ngày, người chết có một cái "thân mới" gọi là "thân trung ấm". Thân trung ấm còn có tên gọi khác như: Hương ấm, thần thức, nghiệp thức, A lại da tàng thức và cũng thường được gọi là Linh hồn. Thân trung ấm hay Linh hồn là trạng thái vi tế, khó thấy... mắc dù nó không có mắt, tai, mũi, lưỡi... như thân tứ đại lúc còn sống, nhưng nó vẫn có khả năng thấy, nghe, hay biết đi lại... dẫu đó chỉ là nghiệp thức biến hiện mà thôi. Thân trung ấm này chính là THỨC - là một trong Ngũ uẩn, (Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức) được gọi là PHẦN HỒN, như đầu bài viết đã đề cập. Trong Đại trí độ luận - quyển 90 khẳng định: "Thân trung ấm chính là Thức". Khi người ta qua đời thì bốn uẩn là: Sắc, thọ, tưởng, hành mất theo phần xác tứ đại, chỉ còn lại uẩn thức. Chức năng của Thức là lưu giữ hết thảy các nghiệp thiện và ác nên nó còn được gọi là Tàng thức, nghiệp thức. Rồi cũng từ Nghiệp thức được lưu giữ ấy mà việc "trả nghiệp" mới xảy ra sau khi qua đời. Còn việc người ấy phải thác sinh (đầu thai) vào cõi nào trong "Lục đạo luân hồi" là tùy ở nghiệp được lưu giữ khi người ấy tạo ra lúc còn ở thế gian. Với giáo lý nhân quả nghiệp báo của nhà Phật thì không có một "đấng đầy quyền năng" nào đẩy ta vào địa ngục hay các cõi trong "sáu nẻo luân hồi" cả, ấy là một sự thật, một chân lý về nhân quả - Nét đặc trưng chỉ có trong đạo Phật: là tích cực, công bằng, khoa học, đầy tính nhân văn bởi nó tôn vinh trách nhiệm với giá trị tự thân con người, thúc đẩy sự hướng thiện, sống đạo đức, tôn trọng sự thật và lẽ phải.

Điều đáng nói là ngay cả Thân trung ấm, tức linh hồn cũng không phải tự sinh, cũng không phải từ nơi khác đến mà do thân hiện tại (tức thân tứ đại, ngũ uẩn) mà có thân trung ấm (tức linh hồn). Và tiến trình sinh diệt của linh hồn chính là Duyên khởi bởi nó không có tự tính riêng biệt nên nó vô ngã. Thế nên, Phật Giáo đã bác bỏ quan điểm khi cho rằng có "một linh hồn bất tử"

Tuy nhiên, cái "thân" đã lìa khỏi xác gọi là Thân trung ấm, là linh hồn là rất trừu tượng, rất khó hiểu. Nhưng "Phật nói lời Kinh là lời chân thật" để từ niềm tin "bất thoái chuyển" ấy, chúng ta xây dựng cho mình một đời sống hiểu biết và coi trọng cả sự hoài nghi. Bi có NGHI mi dn đến NG đưc.

Tác giả: Pháp Vương Tử

Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 11/2019