Tác giả: Văn Hậu – Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội
Thánh mẫu Ỷ Lan còn có tên Lê Thị Khiết, sinh ngày 3-7 năm Giáp Thân 1044, mất ngày 25-7 năm Đinh Dậu 1117. Tại Hà Nội có nhiều nơi thờ: Chùa Sủi (xã Phú Thị), đền Bà Tấm (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm), đền Yên Thái, chùa Kim Cổ (quận Hoàn Kiếm), chùa Thánh Chúa (quận Cầu Giấy)... có trên 72 đền, chùa nhiều tỉnh thành thờ.
Ỷ Lan là một phụ nữ độc đáo, biệt lệ của phụ nữ Việt Nam trị vì đất nước khi còn rất trẻ với hai lần nhiếp chính thay Vua chồng, Vua con ra mặt trận. Lần nhiếp chính thứ nhất lúc mới 24 tuổi, chủ yếu chống nạn đói trầm trọng của cả nước để Lý Thánh Tông yên tâm dẹp quân Chiêm Thành ở phương Nam.
Năm 28 tuổi vua Lý Thánh Tông qua đời. Càn Đức mới được 6 tuổi thay cha nối ngôi vua, lấy vương hiệu là Lý Nhân Tông. Cũng năm đó bà nhiếp chính lần thứ 2. Khi 32 tuổi, vua Lý Nhân Tông 10 tuổi đã cùng Lý Thường Kiệt chống quân Tống thắng lợi. Trong cung 52 năm (1063-1115) bà mất ở quê nhà (Ghênh Sủi – Ngọc Quỳnh - Như Quỳnh) lúc 74 tuổi (1044-1117) độ tuổi quá thọ so với người cùng ở thời Lý Trần. Lăng mộ có ở Đình Bảng (Bắc Ninh).
Lần đầu tiên triều đình mở trường học và khoa thi có Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường đại học quốc gia đầu tiên ở nước ta. Tổ chức thi Tam Trường chọn 10 Tiến sĩ có Trạng Nguyên.
Ngày Rằm tháng Hai năm Ất Hợi (1095) bà mở pháp hội đặt tiệc chay thịnh soạn ở chùa Trấn Quốc, chiêu đã cao tăng. Nay chùa thuộc phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Bà hỏi Phật và Tổ là thế nào? Phật từ đâu tới? Tổ ở đâu?. Đạo Phật đến nước Việt tự bao giờ? Thiền sư truyền thụ đạo Phật, ai trước, ai sau? Khi niệm Phật, hiểu biết tâm của Tổ là ý gì?... Các sư im lặng, chỉ có sư Trí Không họ Ngô tu ở chùa Phổ Minh, Đan Phượng huyện Từ Liêm xưa đáp tường tận.
Bà đọc thơ Kệ:
Sắc là Không, Không tức Sắc Không là sắc, sắc tức không Sắc không đều chẳng quản Mới được hợp chân tông. Bản dịch
Dứt lời, pháp hội đứng dậy hướng về tỏ lòng khâm phục Trí Không được ban áo cà sa tía, phong Quốc sư, sư thường tụng kinh Pháp Hoa viên tịch ngày 12/2 Giáp Dần năm 1134. Cuộc hội kiến lớn này được ghi vào lịch sử Phật giáo trong kỷ nguyên Đại Việt, khiến tên tuổi Bà không bao giờ phai mờ trong lòng giới tu hành.
Trong bài Kệ này, Ỷ Lan muốn nêu nhận thức thế giới Phật giáo về thuyết Sắc, Không Sắc là danh từ Phật học chỉ sự vật, hiện tượng ở trạng thái có hình tướng mà con người nhận biết được gọi là Có. Không chỉ là sự vật, hiện tượng ở trạng thái Không có hình tướng mà con người không nhận biết được. Theo thuyết Sắc Không, thế giới luôn chuyển động, biến đổi nhưng không phải khi sự vật tồn tại ở trạng thái có hình tướng (Sắc) mới là “có”, ở trạng thái “Không” (diệt) mới là “Không”.
Thực ra cái gọi là “Không” Sắc là “Có” và cùng là “Có” cái gọi là “Có” đã là “Không” và cũng là “Không”.
Sắc Sắc, Không Không, có đấy mà Không đấy mà có đấy. Sắc Không là 2 dạng tồn tại của vật chất. Muôn vật hữu hình đều do 4 nguyên tố chính (Tứ đại) đất, nước, lửa, gió tạo thành. Chân Ngôn Tông còn gọi là Mật Tông, hình thành từ Phật giáo Đại Thừa. Ở Việt Nam ta, Chân Ngôn Tông truyền vào rất sớm từ Ấn Độ, tuy không tồn tại với tư cách một tông phái riêng, nhưng Chân Ngôn Tông có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Việt Nam. Nhất là vào thời nhà Lý với các nhân vật Quốc Sư nổi tiếng như Thiền Sư Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Không Lộ, Minh không, Giác Hồi, Viên Chiếu.v.v… Hiểu vậy ta thấy dù đang trải qua mùa dịch Covid 19 vẫn lan tỏa yêu thương, không bi quan hướng tới ngày mai bình yên, sống làm việc trong hy vọng với niềm tin ở nước Việt ở thế hệ trẻ điểm qua lễ hội:
Thánh Mẫu được dân gian lưu truyền qua nhiều danh hiệu từ Thần phi tới Hoàng Thái Hậu. Nhưng có lẽ cao nhất là Quan Âm Bồ Tát tái thế ở thời Lý cho đến nay. Dân chúng nghĩ đến Quan Âm tu ở chùa Hương (huyện Mỹ Đức) Hà Nội, chuyện có từ thế kỷ I sau Công Nguyên về Vua Trang Vương và công chúa Diệu Thiện. Quan trọng hơn ta thấy ở bà sự tiếp thu triết lý đạo Phật để trị nước, an dân, chống thù trong, giặc ngoài, quan tâm tới sự phát triển của nhà nông, của tầng lớp phụ nữ nghèo, góa bụa, trẻ mồ côi….do chiến tranh do tập tục mà vất vả, cô đơn không hạnh phúc. Xin kết bài bằng câu đối cổ đền BÀ TẤM, theo dịch nghĩa của Quỳnh Cư (Viện sử học Việt Nam):
-Thập bát tử diêu phỏng thế tai, Tam truyển chiêu lệnh thục Bách dư sở tại quán địa dư, Cố Trạch tái linh thanh
Tạm dịch:
-Vua triều Lý thứ ba kén người cung phi,vẹn đức, vẹn tài, vẹn sắc Đất Đại Việt trăm nơi thờ vọng lưu tiếng, Đền xưa, đền tỏ, đền thiêng
Tác giả: Văn Hậu – Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội ***Tham khảo 1. Thiền uyển tập anh – NXB văn hóa 1990. 2. Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan – NXB Thuận Hóa 1997. 3. Thiền Tông đốn ngộ - NXB TP Hồ Chí Minh 2003. 4. Lịch sử Việt Nam- NXB VHTT 2005. 5. Thần Nữ Liệt nữ- NXB VHTT 2005. 6. Hội thảo khoa học quận Hoàn Kiếm- 12/2009. 7. Hội thảo khoa học về Ỷ Lan và tượng đài BDT đền Dương Xá – UBND huyện Gia Lâm 3/2009. 8. Sự tích thành hoàng Thằng Long Hà Nội. PGS-TS Đỗ Thị Hảo (cb) NXB CTQG 2019. 9. Thăng Long Hà Nội vượng khí ngàn năm – NXBHN 2020.
Bình luận (0)