Tác giả: Naghma Siddiqi
Việt dịch: Thích Vân phong
Việc đưa giá trị văn hóa đạo đức vào ứng dụng thực tiễn trong đời sống thường nhật là “luân lý thực tiễn, 實踐倫理”. Theo thuật ngữ hiện đại được gọi “Giáo dục là Cuộc sống, 生命教育”, đồng thời có thể đưa ra kế hoạch công tác giải quyết những nỗi thất vọng cá nhân cũng như những thách thức của biến động xã hội.
Ở cấp độ cá nhân, nó có thể giúp cá nhân mỗi người trải nghiệm cuộc sống, đồng thời, nó có thể giúp mọi người học cách thiết lập mối quan hệ tích cực với người khác ở cấp độ xã hội, điều này cần thiết cho sự tiến bộ và phát triển. Nền đạo đức phổ quát đóng vai trò quan trọng nhất.
Làm thế nào để chúng ta có được những giá trị đạo đức này? Chúng ta có thể lấy chiếu theo các nguồn thế tục, ví dụ, nhà triết học và bác học người Hy Lạp cổ điển Aristoteles (384-322 trước Tây lịch) hay như những nhà lãnh đạo thế giới như Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ John F. Kennedy (nhiệm kỳ 1961-1963). Trong bài diễn văn nhậm chức, Tổng thống Kennedy kêu gọi người dân Mỹ hãy trở nên những công dân tích cực, “Đừng bao giờ hỏi đất nước có thể làm gì cho chúng ta, hãy tự hỏi chúng ta có thể làm gì cho đất nước này” (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country). Ông cũng kêu gọi các quốc gia trên thế giới hợp tác với nhau để cùng chiến đấu chống lại điều ông gọi là “những kẻ thù chung của nhân loại... độc tài, nghèo khổ, bệnh tật và chiến tranh”.
Chúng ta cũng có thể đạt được từ tôn giáo. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng tôn giáo chỉ phân hóa quần chúng. Chúng ta nên lưu ý rằng tôn giáo hướng tới hai khía cạnh: Mỗi tôn giáo có những lý thuyết thần học khác nhau, và một hệ thống đạo đức tương tự như tất cả các tôn giáo. Vì tất cả chúng ta đều bắt nguồn từ những nguyên tắc sống này nên tôi cho rằng tôn giáo cũng đóng một vai trò trong việc hình thành nền đạo đức thực tiễn phổ quát.
Tại Trung tâm Hòa bình và Tâm linh (和平與靈性中心) do học giả Hồi giáo, lãnh đạo tinh thần Hồi giáo, diễn giả và tác giả, nhà hoạt động vì hòa bình và tác giả nổi tiếng với việc viết bình luận về Kinh Qur'an và dịch sang tiếng Anh đương đại, Mawulana Wahidhudin Khan (1925- 2021) thành lập, chúng tôi đã phát triển một bộ mô hình thực hiện đạo đức thực tế mà học giả Hồi giáo Mawulana Wahidhudin Khan đã sử dụng vào mỗi cuối tuần trong suốt mười bảy năm qua.
Chúng tôi đã đào tạo hàng nghìn nhà giáo dục cuộc sống, những người thực hiện những nguyên tắc này trước tiên cho chính họ và sau đó truyền đạt cho những người khác. Đây là điều mà người cố vấn cần phải làm. Trước tiên, họ nên thực hành những nguyên tắc này cho bản thân và tiếp tục thực hiện như vậy trong suốt cuộc đời. Đồng thời bắt đầu và tiếp tục giúp học sinh thực hành những nguyên tắc này.
Những gì chúng tôi lên kế hoạch là một giải pháp. Từ nghiên cứu của tôi về cách thiết lập hòa bình trong thế giới thế tục, tôi học được rằng trước tiên các cá nhân phải chuyển đổi sang nền văn hóa hòa bình. Khi điều này xảy ra, con người phát triển trí tuệ và bình an, họ có thể đóng góp cho hòa bình và mang lại sự tiến bộ, phát triển cho xã hội. Điều này cho phép đất nước phát triển ở cấp độ quốc tế.
Bằng cách đó, tôi đã phát triển một kế hoạch cho sự tiến bộ cá nhân, từ đó tôi muốn chia sẻ ba nguyên tắc chính. Những nguyên tắc này tồn tại trong cả đạo đức thế tục và tôn giáo:
1. Thái độ Tích cực (正面态度)
Đầu tiên là thái độ tích cực hoặc tư duy tích cực. Có một câu chuyện kể về hai người đàn ông trong tù nhìn ra song sắt. Một người chỉ thấy bùn, người kia thấy sao. Điều này có nghĩa là mặc dù những người khác nhau ở trong cùng một hoàn cảnh, nhưng bản thân chúng ta có thể chọn cách nhìn nhận những điều tiêu cực, chẳng hạn như bùn lầy, hoặc những cơ hội mà hoàn cảnh mang lại. Càng trau dồi nhiều quan điểm, chúng ta càng nhìn thấy được cơ hội.
2. Hành vi Tích cực (正面的行為)
Thứ hai là hành vi tích cực. Trong tất cả các tôn giáo, có một pháp quy quý báu về đạo đức. Trong Cơ đốc giáo có câu: “Nguyên tắc đối xử với người khác như cách các bạn muốn họ đối xử với mình.” (想要怎麼被對待, 就那樣對待別人). Điều này có nghĩa là chúng ta đối xử với bản thân đúng như cách chúng ta muốn người khác đối xử với mình. Chúng ta không cần được dạy quá nhiều quy tắc đạo đức, chỉ cần đối xử với người khác theo cách các bạn muốn người khác đối xử với các bạn.
3. Hoà bình và Bất bạo động (和平與非暴力)
Kết nối với các nguyên tắc của chúng tôi và đóng góp cho tiến bộ xã hội. Tôi nghĩ sẽ rất hữu ích nếu cả giáo viên và học sinh thực hiện kế hoạch này. Học viện Công nghệ Srinivasa Ramanujan (SRIT), một trường cao đẳng tư thục tại Rotarypuram, Anantapur, Andhra Pradesh, Ấn Độ đã yêu cầu chúng tôi giới thiệu những tiến bộ học tập này cho giáo viên và học sinh của họ, kết quả rất thành công.
Tiến thêm một bước nữa, Trung tâm Hòa bình và Tâm linh (和平與靈性中心) đã thiết kế chương trình giảng dạy cho các trường học, chẳng hạn như chương trình giảng dạy “Chúng ta là những người sống. Đối với các mục đích sử dụng khác” (We the Living, 我們活著的人) của chúng tôi, bao gồm sách giáo khoa, tài liệu học tập và tài liệu tham khảo dành cho giáo viên từ lớp 1 đến lớp 12.
Đối với các trường cao đẳng và cơ sở, chúng tôi đã phát triển khóa học “Văn hóa hòa bình” (和平的文化) và hy vọng có thể giới thiệu khóa học này với Học viện Công nghệ Srinivasa Ramanujan (SRIT). Đối với những cá nhân hoặc nhóm không đến trường, chúng tôi đã xây dựng “Kế hoạch cuộc sống tốt đẹp hơn” (美好人生計畫). Thông qua những kế hoạch này, chúng tôi hy vọng sẽ quảng bá nó ra thế giới. Thông qua những kế hoạch này, chúng tôi hy vọng sẽ quảng bá nó ra thế giới.
Chúng tôi đã thành lập các trung tâm trên khắp Ấn Độ như thế này, chúng ta có thể tiến bộ hơn với tư cách là nhà giáo dục cuộc sống, góp phần giúp tinh thần tiến bộ theo kịp sự phát triển. Thông qua những kế hoạch này, chúng tôi hy vọng sẽ quảng bá nó ra thế giới. Chúng tôi đã thành lập các trung tâm trên khắp Ấn Độ để có thể đóng góp vào sự tiến bộ của các nhà giáo dục đời sống và sự tiến bộ về tinh thần để theo kịp sự phát triển.
Tác giả: Naghma Siddiqi
Việt dịch: Thích Vân phong
Nguồn: https://studybuddhism.com/將倫理在日常生活中實踐的原則
Bình luận (0)