Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: 維基百科

Một học giả nổi tiếng người Anh, làm việc cho trường Đại học ở Luân Đôn, nổi tiếng vì ông đã dịch một số sách vở Phật giáo từ tiếng Hoa. Trong số những ấn bản đã in của ông có tác phẩm "Đại Đường Tây Vực Ký" (大唐西域記, The Life of Hsuan-Tsang), "Pháp Hiển truyện" (法顯傳).

Cư sĩ Samuel Beal sinh vào ngày 27 tháng 11 năm 1825, nguyên quán tại Greens Norton, một ngôi làng ở Nam Northamptonshire, Vương quốc Anh, vị học giả nổi tiếng Đông phương học, vị phật tử người Anh đầu tiên trực tiếp dịch những tác phẩm văn học Phật giáo từ tiếng Hoa sang Anh ngữ, ban đầy những ghi chép kinh điển Phật giáo, do đó góp phần làm sáng tỏ lịch sử Ấn Độ.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Cu Si Samuel Beal 1

Cuộc sống

Cư sĩ Samuel Beal sinh trưởng ở Devonport, một quận Devon của Vương quốc Anh và học tại các Trường Kingswood, ngôi trường nội trú ở Bath, Somerset, Anh, và Trường tiểu học Devonport, một trong những trường lâu đời nhất trong cả nước Anh. Năm 1847, Ông tốt nghiệp trường Trinity College, Đại học Cambridge. Ông là một người con trai yêu quý của cụ ông William Beal; và anh trai của William Beal và Philip Beal, những người sống soát sau một vụ đắm tàu ở Kenn Reef.

Từ những thập niên 1848-1850, ông được bổ nhiệm trên cương vị Hiệu trưởng trường Bramham College, Yorkshire, một hạt lịch sử của miền bắc nước Anh và lớn nhất tại Vương quốc Anh.

Năm 1850, ông được phong chức Phó tế, sau đó, ông được thụ phong chức linh mục, một chức phẩm của Giáo hội Công giáo Rôma, là giáo sĩ có quyền thực hiện các lễ nghi tôn giáo trực tiếp cho giáo dân. Sau khi làm Giám tuyển tại Brooke, Norfolk và Sopley ở Hampshire, ông nộp đơn xin vào Văn phòng Tuyên úy Hải quốc, và năm 1847, ông được bổ nhiệm vào H.M.S. Sybille (Bảy tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh từng được đặt cái tên HMS Sibyl hay HMS Sybille, được đặt theo tên các nhân vật thần thoại Hy Lạp).

Trong Chiến tranh nha phiến lần thứ hai, ông đã tham gia chiến tranh Anh-Trung, chiến tranh Trung Hoa lần thứ hai, chiến tranh mũi tên, hoặc viễn chinh Trung Quốc của Anh-Pháp, là một cuộc chiến tranh giữa Đế quốc Anh và Đệ Nhị Đế chế Pháp với Nhà Thanh (nay là Trung Quốc) kéo dài từ năm 1856 đến 1860.

Thập niên 1873-1877, cư sĩ Samuel Beal công tác tại Lực lượng Pháo binh Thủy Quân Lục Chiến Hoàng gia Anh, sau đó là các bến tàu Pembroke và Devonport.

Năm 1857, ông đã xuất bản ấn phẩm tư nhân và cho lưu hành một tập sách mỏng, cho thấy rằng ông trùm Yedo (tức Tokugawa shōgun của Edo), vị lãnh chúa mà người nước ngoài đã lập Hiệp ước, không phải là Thiên hoàng thực sự của Nhật Bản.

Năm 1861, ông đã kết hôn với nàng Martha Ann Paris, 1836–1881.

Năm 1877, Cư sĩ Samuel Beal từ đơn vị Hải quân và được nghỉ hưu, khi được bổ nhiệm chức danh Giáo sư chuyên khoa Hoa ngữ tại Đại học College, London, Vương quốc Anh. Từ thập niên 1877–1880, ông được tín nhiệm trong giáo dục và được bầu làm Hiệu trưởng trường Falstone, Northumberland; Hiệu trưởng trường Wark, Northumberland 1880–1888; và của Greens Norton, Northamptonshire, 1888–1889.

Năm 1885, Cư sĩ Samuel Beal đã được trao giải DCL (Durham) “để ghi nhận giá trị của các nghiên cứu của ông về Phật giáo Trung Hoa”.

Danh tiếng của ông được tạo dựng, nhờ hàng loạt tác phẩm của ông, ghi lại các chuyến hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ, bởi các vị Thánh tăng Phật giáo Trung Hoa từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VII sau kỷ nguyên Tây lịch, bởi những tác phẩm của ông về Phật giáo.

Trần gian Ta bà cõi tạm, trải bao thăng trầm, chinh chiến bởi cuộc sống binh nghiệp, những giá trị cuộc sống thường nhật, trọn đời quên mình vì người, thuận thế vô thường, ông thản nhiên trút hơi thở, xã báo thân vào ngày 20 tháng 8 năm 1889, hưởng thọ 65 tuổi.

The Life Of Hsuan Tsang

Những tác phẩm:

- Travels of Fah-Hian and Sung-Yun, Buddhist pilgrims, from China to India (400 A.D. and 518 A.D.). (1869)

- The Catena of Buddhist Scriptures from the Chinese (1872)

- The Romantic Legend of Buddha (1876)

- Texts from the Buddhist Canon, Dhammapada (1878)

- Buddhism in China (1884)

- Si-Yu-Ki: Buddhist Records of the Western World, by Hiuen Tsiang. 2 vols. Translated by Samuel Beal. London. 1884. Reprint: Delhi. Oriental Books Reprint Corporation. 1969. (Includes The Travels of Sung-Yun and Fa-Hien).

- The Life of Hiuen-Tsiang. Translated from the Chinese of Shaman Hwui Li by Samuel Beal. London. 1911. Reprint Munshiram Manoharlal, New Delhi. 1973.

Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: 維基百科