Tác giả: Hòa thượng Seongwon Biên dịch: Thích Vân Phong

Khi tôi đến Gangwon, một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Hàn Quốc. Đột nhiên, một cuộc tranh luận nẩy lửa về Phật giáo yêu nước của các tỉnh. Bắt đầu trong nhóm người đàm luận thế sự đã phát ngôn rằng: "Tất nhiên, các nhà sư phải tuân thủ các chính sách pháp luật của nhà nước". Khi đó, họ mới tập tễnh trong chốn thiền môn, vì vậy họ vẫn chưa thay đổi giọng điệu và ý tưởng, bởi kiến thức họ có được nhờ học từ xã hội hiện có. Đó là một lớp "Truy môn" (치문, 緇 門). Vào thời điểm đó, một nhà sư tự hào khẳng định: "Việc buộc một nhà sư phải phục tùng và trung thành với một đảng phái chính trị là một điều mâu thuẫn". Tôi nhớ rằng, thậm chí hầu hết họ còn buông những lời cuối cùng về nhà sư: "Ông ấy không phải là một kẻ né tránh ý thức hệ sao?" Họ thận trọng về phía nào, nhưng cuộc tranh luận vẫn diễn ra gây gắt. Có thể nhân danh dân tộc dồn ép các nhà sư vào chiến trường giết chóc với lý do Phật giáo yêu nước được không? Điều đó đã là một chủ đề bàn tán trong một thời gian dài.

Các tổ chức tôn giáo, là cộng đồng tín ngưỡng như các tổ chức quốc gia, được thành lập vì sự cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Việc cùng tồn tại hai giá trị khác nhau sẽ không dễ dàng.

Trên thực tế, nếu chúng ta nhìn vào quá trình tôn giáo trở thành hệ tư tưởng chính của một quốc gia, phần lớn nó bắt đầu như một biểu tượng cho ý chí của người quyền lực nhất. Tất nhiên, từ quan điểm của một tín đồ, có thể nói rằng bức màn bao phủ bởi các bậc Thánh hiền đã ban phúc giáng họa, hoặc quyền lực của vị thần linh mà họ tin tưởng được thể hiện thông qua một người nắm quyền, nhưng trên thực tế, gặp gỡ với một người cai trị mới là đức tính mà những người tín ngưỡng tôn giáo cần nên cảnh giác nhất.

Sự truyền bá ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng Phật pháp cũng đã trải qua các chặng đường thăng trầm, khi liên hệ mật thiết với những nhà thống trị tuyệt đối. Ấn Độ đã trở thành trung tâm của Phật giáo, vì sự hưng thịnh do sự cống hiến của vị anh minh Hoàng đế Phật tử Ashoka (Trị vì: 173-232 trước kỷ nguyên Tây lịch), thông qua việc quán chiếu nội tâm.

Chùa Beopjusa trên núi Songni

Phật giáo du nhập vào Hàn Quốc từ Trung Quốc và vương quốc đầu tiên trong thời kỳ ba vương quốc được truyền bá Phật giáo là Goguryo (Cao Cú Lệ, 37 TCN – 668 CN) năm 372, tiếp đến là vương triều Baekje (Bách Tế, 18 TCN – 660 CN) vào năm 384 và cuối cùng là vương triều Shilla (Tân La, 57 TCN – 935 CN) năm 527.

Khởi nguyên Phật giáo hiện diện trên Bán đảo Triều Tiên cũng đã đặt nền móng nhanh chóng bản địa hóa, cho sự lan truyền và phát triển vào triều đại của Tiểu Thú Lâm Vương (băng hà 384, trị vì 371–384) là vị quốc vương thứ 17 của Cao Câu Ly, vương quốc cực bắc trong Tam Quốc Triều Tiên. Ông là vương tử của Cố Quốc Nguyên Vương, kế đến là Chẩm Lưu Vương (băng hà 385, trị vì 384–385) là quốc vương thứ 15 của Bách Tế, một trong Tam Quốc Triều Tiên. Ông là con trai cả của Cận Cừu Thủ Vương và A Nhĩ phu nhân. Ông là vị quốc vương Bách Tế đầu tiên chính thức công nhận Phật giáo và Pháp Hưng Vương (trị vì 514–540) là người trị vì thứ 23 của Tân La. Trong thời gian ông trị vì, Phật giáo đã trở nên khá phổ biến tại Tân La, song tôn giáo này đã được các vị Thiền sư Cao Câu Ly đưa vào vương quốc từ trước đó rất lâu, dưới thời Nột Kỳ ni sư kim. Ý chí của những vị minh quân phật tử hộ trì chính pháp Phật đà, những người cai trị tối cao đã trở nên có tầm quan trọng tuyệt đối trong việc thiết lập nền tảng cho sự truyền bá giáo lý từ bi trí tuệ Phật pháp và phát triển khi đạo Phật được công nhận.

Sau đó, Phật giáo đã lâm vào một thời kỳ đàn áp chính trị của triều đại Joseon (1392-1910).

Trải qua 5 thế kỷ triều đại Joseon là kỷ nguyên đen tối đối với Phật giáo. Khổng giáo có cơ hội chiếm thượng phong như một thế lực mới, đàn áp Phật giáo một cách có hệ thống. Dưới chính sách đàn áp liên tục, các cơ sở tự viện Phật giáo tại các trung tâm đô thị đều bị trục xuất về núi rừng, Chư tăng thường bị đối xử khắc nghiệt. Tuy nhiên, việc trục xuất này có giá trị đối với Phật giáo ở hai khía cạnh: cơ sở tự viện Phật giáo đã trở thành trung tâm cho sự phát triển của xã hội trong việc thực hành thiền định và Phật giáo đã thiết lập mối liên kết chặt chẽ với người dân.

Đúng là họ bất chấp những nỗ lực của nhiều vị Quốc sư, Thiền sư, Cao tăng thạc đức Phật giáo tiên phong trong thời kỳ khai hoa nở nhụy, kết trái ngọt, nó vẫn chưa hoàn toàn được thiết lập như một tôn giáo hàng đầu trong xã hội của chúng ta.

Thiên Chúa giáo đã có một bước rồng mây khi Constantinus Đại đế (trị vì 306-337) phê chuẩn tôn giáo này ở Rome thông qua một sắc lệnh. Sau này khi quyền lực tập trung của La Mã đã suy yếu, La Mã trở thành quốc giáo bằng cách tạo ra một mô hình thống nhất của quốc gia thông qua Thiên Chúa giáo, và nó trở thành tôn giáo trung tâm của xã hội phương Tây trong hàng nghìn năm. Kể từ đó, Thiên Chúa giáo đã dẫn dắt dân chúng bằng cách di chuyển bằng đôi chân không thể tách rời nhà nước. Có lúc họ nhân danh Đức Chúa theo đuổi lợi ích quốc gia, có một thời họ lại tích cực sử dụng các trung tâm tôn giáo vì lợi ích quốc gia. Ngay cả trong thời kỳ hiện đại, nơi mà sự tách biệt giữa chính trị và tôn giáo được pháp luật quy định nghiêm ngặt, một số giáo sĩ sai lầm cảm thấy khi tách biệt giữa nhà nước và tôn giáo, đã đến mức họ đang cố gắng kiểm soát các nhà hoạch định chính sách bằng cách sử dụng phần lớn tín đồ làm vũ khí.

Với một khác biệt nhỏ, một vị tân Tổng thống Hàn Quốc đã được bầu chọn. Trong 5 năm tới, chúng ta sẽ phải khuyến khích họ giữ lời hứa. Hơn nữa, chúng ta phải làm hết sức mình để tự hào truyền bá những giá trị tinh hoa của Phật giáo, những giá trị không thể tách rời với bản sắc văn hóa truyền thống Hàn Quốc, đến xã hội chúng ta.

Sẽ không dễ dàng gì để đạt được những giá trị tinh hoa Phật giáo đã bám rễ bền chắc vào xã hội và cuộc sống của chúng ta, hoàn toàn tách biệt với chính sách của nhà nước, nhưng từ nay, tôi mong rằng chính quyền sẽ luôn thể hiện hình ảnh một Phật giáo quang minh chính đại.

Các bạn không nên thiển cận với cách nhìn vô hồn, nhưng các bạn cũng không trở nên xấu xí khi bám sát quá gần. Tôi tha thiết hy vọng rằng sẽ không có sự biến tướng hay làm mất đi những giá trị vốn có của một nền Phật giáo thực sự cao khiết dưới danh nghĩa Phật giáo Phụng đạo Yêu nước, Tốt đạo Đẹp đời và đã bảo vệ Tổ quốc. Tôi tin rằng dịp tân niên nghinh Xuân tiếp Phúc, mùa trăm hoa khoe sắc thắm tỏa ngát hương này sẽ tràn đầy niềm hy vọng mới.

Tác giả: Hòa thượng Seongwon Biên dịch: Thích Vân Phong (Nguồn: 법보신문)