Việt dịch Thích Vân Phong Nguồn www.hsil ai.org

Đại sư Tinh Vân (星雲大師) tục danh Lý Quốc Thâm (李國琛), pháp danh Kim Giác (今覺), pháp hiệu Ngộ Triệt (悟徹), bút danh Triệu Vô Nhậm (趙無任) sinh ngày 19.08.1927 (22.07.Đinh Mão) tại huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô, Trung Hoa. Thân phụ là cụ ông Lý công huý Thành Bảo, mẫu thân là cụ bà Lưu Ngọc Anh. Đại sư là người con thứ ba trong một gia đình có bốn anh trai và một chị gái, thuở nhỏ nhà nghèo, Đại sư phải bỏ học bởi cha mẹ bận việc nhà vì thế Đại sư sống với bà ngoại một thời gian dài và chiến tranh Trung-Nhật (1937–1945) khởi chiến sự ở cầu Lô Câu (cầu Quảng Lợi), phụ thân của Ngài đã chết trong chiến tranh năm 1938.

Lúc lên 5 tuổi Đại sư bắt đầu ăn chay, đến năm 12 tuổi, Ngài được mẫu thân cho phép đến Tổ đình Đại Giác Tự ở Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô đảnh lễ Đại lão Chí Khai thượng nhân (1911-1979) cầu xin thế phát xuất gia, vốn tư chất thông minh lanh lợi, đam mê đèn sách học Phật pháp và về sau, Đại sư được Hòa thượng Bản sư truyền pháp mạch Thiền phái Lâm Tế đời thứ 48, Thiền tông Trung Hoa..

Năm 1947, Đại sư tốt nghiệp tại Phật học viện Tiêu Sơn (焦山佛學院), tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, thời gian tu học trong tùng lâm, Đại sư đã trải qua một nền giáo dục Phật học hoàn chỉnh về tông phái Phật giáo, căn bản giáo lý và các bộ luật Phật giáo. Sau đó, Đại sư làm Hiệu trưởng trường Tiểu học Quốc dân Bạch Tháp.

Năm 1948, Đại sư đến trụ trì Hoa Tạng Tự ở Nam Kinh và làm chủ bút một tờ báo Phật giáo.

Phật Quang Sơn Cao Hùng Đài Loan 2

Thời gian nội chiến (1945-1950), Đại sư tỵ nạn sang Đài Loan vào năm 1949. Đại sư luôn mỉm cười khi người Đài Loan nói rằng Đại sư đến từ Trung Hoa đại lục, và ngược lại, khi các thân hữu ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nói rằng Đại sư đến từ Đài Loan. Đại sư trả lời, “Chúng ta là toàn cầu. Chúng ta đều như nhau, và cùng chung sống trong đại gia đình trên hành tinh này”.

Đây là một câu trả lời chân thật và trí tuệ trong ngôn ngữ hiện đại, giáo dục quan trọng của đạo Phật giá trị của sự bình đẳng (Xả, upeksha), một trong Tứ Vô lượng tâm.

Năm 1949, Đại sư đến Đài Loan, đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Giáo vụ “Giảng dạy các khóa Phật giáo Đài Loan” và Chủ biên Tạp chí Nhân sinh.

Năm 1953, Đại sư đảm nhậm tiếp dẫn Đạo sư Hội Niệm Phật Nghi Lan; Năm 1957, thành lập Trung tâm Dịch vụ Văn hóa Phật giáo tại Đài Bắc; Năm 1964, Ngài Kiến thiết ngôi già lam Thọ Sơn Tự, Cao Hùng, thành lập Phật học viện Thọ Sơn.

Năm 1967, Đại sư Tinh Vân lần đầu tiên khai sáng Tổ đình Phật Quang Sơn tọa lạc tại phía Đông Bắc của thị trấn Đại Thụ, Cao Hùng, một thành phố miền Nam Đài Loan, Đại sư đã nâng tầm cơ sở tự viện này thành một trung tâm văn hóa Phật giáo quy mô nhất ở Đài Loan để đáp ứng nhu cầu cho việc giáo dục đào tạo người xuất gia và nâng cao trình độ Phật học cho người cư sĩ tại gia cũng như quảng bá tinh hoa của đạo Phật, cập nhật tin tức, thu hút du khách thập phương hành hương chiêm bái, và thiết lập cột mốc trong thành phố Phật giáo này. Nơi đây đã trở thành chiến lược cho một ngôi đại già lam quy mô tầm quốc tế mà Đại sư kiến tạo trong những năm tháng tiếp theo ở trong và ngoài quốc gia Đài Loan. Mục tiêu của Đại sư là đáp ứng nhu cầu của người dân bản xứ đến chiêm bái và tu học Phật pháp.

Đại sư thiết lập Phật Quang Sơn với tông chỉ “Dùng văn hóa để hoằng dương Phật pháp, dùng giáo dục để bồi dưỡng nhân tài, dùng từ thiện tạo phúc lợi xã hội, dùng cộng tu để tịnh hóa nhân tâm con người” (以文化弘揚佛法,以教育培養人才,以慈善福利社會,以共修淨化人心), tận lực thúc đẩy “Phật giáo Nhân gian”, dung hợp cổ kim, tự tay hoạch định quy tắc chế độ, xuất bản “Thanh quy Phật Quang Sơn”, đưa Phật giáo lên cột mốc mới trong hiện đại hóa.

Đại sư xuất gia hơn 70 năm, đã thành lập hơn 200 cơ sở tự viện Phật giáo trên khắp thế giới, như Tây Lai Tự, Hoa Kỳ, Nam Thiên Tự, Australia, Nam Hoa Tự, Phi Châu, Như Lai Tự, Brazil, tất cả đều là nhưng ngôi già lam tự viện Phật giáo đệ nhất trong khu vực địa phương.

Ngoài ra, Ngài thành lập 16 cơ sở Học viện Phật giáo, 24 Phòng Trưng bày Mỹ thuật, Thư viện, nhà xuất bản, hiệu sách, 50 bộ “Vân Thủy phường” Thư viện di động, hơn 50 ngôi trường Trung Hoa, bao gồm trường Công thương Trí Quang, trường Trung học Phổ Môn, trường trung tiểu học Quân Đầu, trường trung tiểu học Quân Nhất và nhiều trường Mầm non Mẫu giáo, v.v

Tiếp nối nhau thành lập Đại học Tây Lai, Hoa Kỳ, Đại học Nam Hoa, Đài Loan, Đại học Phật Quang, Đại học Nam Thiên, Australia và Đại học Quang Minh, Philippines.

Năm 2006, Đại học Tây Lai chính thức là hội viên của Liên minh Đại học phương Tây Hoa Kỳ (WASC), nhận được vinh dự này trường Đại học đầu tiên tại Hoa Kỳ do người dân Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan sáng lập.

Phật Quang Đại Từ điển

Từ những thập niên 1970 của thế kỷ 20, liên tiếp thành lập Viện Ấu Dục, Tinh xá Phật Quang, Từ bi Kim cơ hội, thiết lập các ngôi nhà Nhân Ái, Y viện Vân Thủy, Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Phật Quang, xe ô tô thông minh Vân Thủy, hỗ trợ Chính quyền huyện Cao Hùng mở các căn hộ dành cho người cao tuổi, hiến tặng nhiều trường trung tiểu học Phật Quang, hàng chục Y viện Phật Quang ở Trung Hoa đại lục (khu vực hiện đang dưới sự quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), đồng thời quyên góp xe lăn cho người già, người khuyết tật, tổ hợp nhà ở, cứu trợ khẩn cấp trên khắp thế giới, chăm sóc trẻ em và người già, đồng cứu thời giúp người nghèo và người cô thế.

Năm 1976, ra mắt độc giả số báo đầu tiên "Học báo Phật Quang" (佛光學報), năm tiếp theo thành lập “Ủy ban Biên tập Đại tạng Phật Quang” (佛光大藏經編修委員會) bố trí lại tiêu điểm phân đoạn, “Đại tạng Phật Quang” đã biên soạn gần 1.000 đầu sách và việc biên soạn in ấn “Phật Quang Đại Từ điển” (佛光大辭典).

Năm 1988, thành lập Hội Văn hóa Giáo dục Phật Quang Sơn, nhằm tổ chức các hội nghị học thuật, xuất bản các tập luận văn học thuật, tạp chí định kỳ, v.v.; năm 1997 xuất bản “Bảo tàng Kinh điển Phật giáo Tuyển chọn kỹ Bản văn Bạch thoại” (中國佛教經典寶藏精選白話版) và đã xuất bản 132 tập, xuất bản CD-ROM “Phật Quang Từ điển” (佛光大辭典), thiết lập “Đài Truyền hình Phật Quang” (佛光衛星電視台) (sau này đổi thành “Đài Truyền hình Nhân gian”), và đồng tổ chức “Đài Phát thanh Truyền hình Phủ sóng Toàn quốc” (全國廣播電台) cơ sở tại Đài Trung.

Năm 2000, Tạp chí “Nhân gian Phúc báo” (人間福報) được ra mắt công chúng, trở thành nhật báo đầu tiên do cộng đồng giới Phật giáo phát hành.

Trong hơn hai mươi năm xuất bản Tạp chí “Phổ Môn” (普門), nay đã chuyển thành ấn phẩm “Phổ môn Học báo” (普門學報) tạp chí lưỡng Nguyệt san (2 tháng xuất bản một lần); đồng thời vào năm 2001, thu thập các công trình Phật học, bao gồm cả hai bên eo biển Đài Loan, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ từ Trung Quốc và khắp nơi trên thế giới đã được tập thành tổng cộng 110 cuốn trong “Văn khố Pháp Tạng” (法藏文庫), “Luận điển Phật giáo Trung Quốc” (中國佛教學術論典).

Năm 2013, xuất bản 20 cuốn sách “Đại Từ điển Thuyết minh Nghệ thuật Phật giáo Thế giới” (世界佛教美術圖說大辭典), năm 2014 hiệu đính và tái bản 10 tập “Phật Quang Đại Từ Điển” (佛光大辭典), “365 ngày dành cho Du khách – Kho tàng Văn hóa và Phật giáo Trung Hoa” (獻給旅行者 365 日-中華文化佛教寶) cũng như tài liệu giảng dạy về Nhân gian Phật giáo được ghi chép trong “Kim Ngọc Mãn Đường” (金玉滿堂).

Đại sư trước tác rất nhiều, bao gồm “Thích Ca Mâu Ni truyện” (釋迦牟尼佛傳), “Phật giáo Tùng thư” (佛教叢書), “Phật Quang Giáo khoa thư” (佛光教科書), “Vãng sự Bách ngữ” (往事百語), “Phật Quang Kỳ nguyện văn” (佛光祈願文), “Giữa Mê và Ngộ” (迷悟之間), “Nhân gian Vạn sự” (人間萬事), “Dòng Tư duy của người Đương đại” (當代人心思潮), “Hội nghị Tọa đàm những Vấn đề Phật giáo Nhân văn Đương đại” (人間佛教當代問題座談會), “Liệt kê Hệ thống Phật giáo Nhân gian” (人間佛教系列), “Ngữ lục Phật giáo Nhân gian”, (人間佛教語錄), “Tập Luận văn Phật giáo Nhân gian” (人間佛教論文集), “Tăng sự Bách giảng” (僧事百講), “Bách niên Phật duyên” (百年佛緣), “Bần Tăng Thuyết giảng Những điều Thiết yếu” (貧僧有話要說).v.v tổng cộng hơn 20 triệu từ đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha. . . và được lưu hành trên toàn thế giới.

Sự giáo hóa của Đại sư rộng khắp, và có hơn hai nghìn đệ tử xuất gia vân du hoằng dương chính pháp Phật đà đó đây khắp nơi trên thế giới, có hàng triệu tín chúng đệ tử trên thế giới, và truyền đăng Chính pháp Nhãn tạng cho hơn một trăm pháp tử đó đây tuyên dương diệu pháp Như Lai khắp các tỉnh quốc gia Đài Loan, Trung Hoa đại lục và tại hải ngoại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Úc và những nơi khác, như các vị Pháp sư Long Tương, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Nam Kinh, Trung Hoa, Pháp sư Chân Quảng, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Hoa, Pháp sư Đạo Cự, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, Trung Hoa, Pháp sư Đạo Kiên, Giám đốc thường Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc.

Năm 1991, thành lập Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn và đề bạt bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Tổng Hiệp hội Thế giới; cho đến nay, các Hiệp hội Phật Quang sơn đã được thành lập tại hơn 170 quốc gia và khu vực trên khắp năm châu lục, trở thành Xã đoàn cộng đồng người dân Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan lớn nhất trên thế giới, thực tiễn lý tưởng “Phật Quang Chiếu Khắp Ba Nghìn Thế Giới, Pháp Mạch Thiền phái Lâm Tế Mãi Chảy Khắp Năm Châu” (佛光普照三千界,法水長流五大洲).

Hiệp hội Phật Quang Sơn đã liên tiếp được tổ chức các đại hội đại biểu Phật Quang Sơn tại nhiều nơi nổi tiếng trên thế giới, đã được tổ chức tại Los Angeles, Hoa Kỳ, Toronto, Canada, Sydney, Australia, Paris, Pháp quốc, Hong Kong, Tokyo, Nhật Bản và những nơi khác, với hơn 5.000 đại biểu tham dự.

Năm 2003, thông qua Liên hợp quốc thẩm tra khẳng định và chính thức là thành viên “Tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO). Trong những năm qua, Đại sư đã đề xuất các chủ đề diễn thuyết “Hoan hỷ và dung hòa, đồng thể và cộng sinh, tôn trọng và bao dung, bình đẳng và hòa bình, thiên nhiên và cuộc sống, viên mãn và tự tại, đúng và sai, phát tâm và phát triển, tự giác và hạnh Phật, chuyển hóa thế giới và lợi ích cho mọi người, Bồ tát và hạnh nguyện giúp tha nhân, hoài bảo và tâm bảo, Hạnh phúc và an lạc, Hy vọng và tương lai” (歡喜與融和,同體與共生,尊重與包容,平等與和平,自然與生命, 圓滿與自在, 公是與公非,發心與發展,自覺與行佛,化世與益人,菩薩與義工,環保與心保,幸福與安樂,希望與未來), khởi xướng tư tưởng “Người địa cầu” (地球人) trở thành trào lưu tư tưởng của cộng đồng con người đương thời và các giá trị phổ biến chung mà thế giới đang truy cầu.

Do những cống hiến cụ thể của Đại sư về văn hóa, giáo dục, và quan tâm đến toàn thể nhân loại, từ những thập niên 1978, Đại sư đã được nhiều trường Đại học trên thế giới trao tặng học vị Tiến sĩ danh dự, như các trường Đại học Đông phương, Hoa Kỳ, Đại học Tây Lai, Hoa Kỳ, Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU), Thái Lan, Đại học Santo Dominican, Chile, Đại học Dongguk, Hàn Quốc, Đại học Phật giáo Mahamakut (MBU), Thái Lan, Đại học Griffith, Australia, Đại học Phụ Nhân, Đài Bắc, Đại học Trung Sơn, Cao Hùng, Đại học Hồng Kông, Đại học Kim Cương, Hàn Quốc, Đại học Macao, Đại học Gia Nghĩa Trung Chính, Đại học Uy Đức, Hàn Quốc và Đại học Bình Đông v.v. .

Trong những năm gần đây, Đại sư đã được nhiều trường Đại học ở Trung Hoa đại lục trao tặng danh hiệu cao quý Giáo sư danh dự, như Đại học Nam Kinh, Đại học Bắc Kinh, Đại học Hạ Môn, Đại học Nam Xương, Đại học Dương Châu, Đại học Đông Sơn, Đại học Nhân Dân, Đại học Đồng Tế, Thượng Hải, Đại học Hồ Nam, Đại học Sư phạm Thượng Hải, Đại học Chiết Giang và Đại học Giao Thông Thượng Hải v.v. . Đồng thời, Đại sư đã nhiều lần được tặng thưởng Huân chương hạng nhất của Bộ Nội Vụ, Bộ Ngoại Giao, Bộ Giáo Dục Đài Loan; Năm 2000, Đại sư được Tổng thống Đài Loan trao tặng “Giải thưởng Công ích Quốc gia”, năm 2002, Đại sư được trao tặng “giải thưởng Top 10 Doanh nhân Giáo dục Kiệt xuất”; Năm 2005, Đại sư được trao “Giải thưởng Văn hóa Bồ đề của Tổng thống Đài Loan” v.v. , khẳng định Đại sư đã cống hiến cho Quốc gia, Xã hội và Phật giáo.

Đại sư cũng đã nhận thật nhiều giải thưởng quốc tế, như: Năm 1995, Đại hội Phật giáo toàn quốc Ấn Độ đã trao tặng “Giải thưởng Báu vật Phật giáo”; Năm 2000 tại Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ 21, Ngài Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Thaksin Shinawatra, đã đích thân trao tặng “Giải thưởng Cống hiến Xuất sắc nhất cho Phật giáo”.

Phật Quang Đại Tạng Kinh

Năm 2006, Đại sư được Đài Truyền hình Vệ tinh Phụng Hoàng Hồng Kông trao “Giải An định Thân Tâm”, “Giải Chung thân Thành tựu”, và “Chủ tịch Danh dự Vĩnh cửu”, của Hiệp hội nhà Văn Trung Hoa và thế giới và Trụ sở người Mỹ gốc Á của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ đã thay mặt Tổng thống Bush trao tặng “Giải Thành tựu Xuất sắc”. Năm 2007, Đại sư được Chính quyền Thành phố Bayswater, Tây Úc trao tặng “Giải Cống hiến”, năm 2010, Đại sư đã được trao giải chung thân thành tựu “Nhân vật Văn hóa Trung Hoa”, Năm 2012, Đại sư được trao giải “Tỏa sáng Trung Hoa” (giải thưởng Thành tựu trọn đời cho giới Hoa kiều có ảnh hưởng trên thế giới) và (Giải thưởng Thành tựu trọn đời cho giới Hoa kiều Đài Loan lãnh đạo doanh nghiệp năm 2013).

Đại sư bi nguyện sâu rộng, đã tạo ra vô số sự kiện Phật giáo trọng đại. Tháng 11 năm 1988, Phật Quang Sơn Tây Lai Tự, được biết đến là ngôi chùa lớn nhất ở Bắc Mỹ, đã được hoàn thiện, dịp khánh thành, tổ chức truyền thụ “Tam đàn Vạn Phật Đại giới”, đây là lần đầu tiên tại quốc gia phương Tây truyền thụ tam đàn đại giới. Đồng thời đăng cai tổ chức “Đại hội Hiệp hội hữu nghị Phật giáo thế giới lần thứ 16”, đồng thời đại diện hai bờ eo biển Đài Loan tham dự, đây là sáng kiến giao lưu đầu tiên giữa Phật giáo giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Năm 1989, đáp lời mời của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Đại sư đã dẫn đầu “Đoàn Hoằng pháp thăm thân” đến Trung Hoa đại lục, và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Dương Thượng Côn và Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc Lý Tiên Niệm tiếp đón tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, khai mạc sự kiện giao lưu Phật giáo xuyên eo biển hoành tráng.

Tháng 2 năm 1998, Đại sư đến Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ để truyền thụ Quốc tế Tam đàn Đại giới, khôi phục giới pháp Tỳ kheo ni đã thất truyền hơn một nghìn năm trong Phật giáo Nguyên thủy (Nam truyền), đồng thời tổ chức truyền thụ nhiều đàn giới tại gia Tam quy Ngũ giới và Bồ tát giới tại gia. Tháng 3 cùng năm, Đại sư dẫn đầu phái đoàn từ Ấn Độ cung thỉnh Xá lợi Răng Đức Phật về Đài Loan để cúng dường. Tháng 11 năm 2004, Đại sư đến Phật Quang Sơn Nam Tiên Tự, Úc châu Truyền thụ Quốc tế Tam đàn Đại giới, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Úc châu truyền thụ Tam đàn Đại giới, sự kiện này đã trở thành một sự kiện trọng đại của Phật giáo địa phương.

Trong suốt cuộc đời, Đại sư đã tích cực thúc đẩy việc thiết lập Đại lễ Phật đản thành Lễ hội Quốc gia Đài Loan, năm 1999, thông qua Lập pháp viện (立法院), cơ quan lập pháp tối cao của Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) phê chuẩn vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch là ngày Quốc lễ; Năm 2000, lần đầu tiên quốc gia Đài Loan tổ chức Đại lễ Phật đản, lễ hội Quốc gia trong năm 2000 kể từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa. Tháng 10 năm 2001, Đại sư đến địa điểm xảy ra Sự kiện 11 tháng 9 (September 11 attacks; 9/11) ở New York, Hoa Kỳ để gia trì sái tịnh, cầu nguyện cho số lượng lớn nạn nhân trong vụ khủng bố ngày 11-9 năm 2001; Tháng 12 cùng năm, Đại sư được mời phát biểu diễn thuyết tại Phủ Tổng thống Đài Loan với chủ đề “Phương hướng Nỗ lực trong Tương lai của Chúng ta”.

Vào tháng 12 năm 2002, một Hiệp nghị đã đạt được với Trung Hoa đại lục để viếng thăm Đài Loan với Xá lợi ngón tay Phật, dựa trên nguyên tắc “Tinh Vân ký kết, liên hợp nghinh đón, cộng đồng thờ phụng, tuyệt đối an toàn”, thành lập Ủy viên Hội Xá lợi Ngón tay Phật của Cộng đồng Phật giáo Đài Loan”, đến ngôi già lam Pháp Môn Cổ Tự, tọa lạc tại thị trấn Pháp Môn, huyện Phú Phong, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc thành tâm cung thỉnh Xá lợi Ngón tay Phật về Đảo quốc Đài Loan tôn trí 37 ngày, thu hút công chúng khắp nơi đến chiêm bái ước tính tổng số lên đến năm triệu lượt người.

Tháng 7 năm 2003, Đại sư được cung thỉnh quang lâm Ngôi Đại Già lam Nam Phổ Đà tự (南普陀寺) tọa lạc tại Ngũ Lão Phong sơn, Tư Minh Nam Lộ điếm, Tư Minh khu, Thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc để tham dự đại Pháp hội Cầu phúc Quốc thái Dân an Thế giới Hòa bình “Qua eo biển Hồng Kông, Macao để Cầu nguyện giải trừ tai ách dịch bệnh quái ác SARS; tháng 11 cùng năm, Đại sư được cung thỉnh tham dự “Đại hội kỷ niệm 125 năm ngày Đại sư Giám Chân vượt biển sang Nhật Bản (Đông độ) thành công”; Sau đó, theo lời mời của Trung tâm nghiên cứu Nghệ thuật Tôn giáo của Học viện Nghệ thuật Quốc gia Trung Hoa, Đại sư đã dẫn Đoàn Phạm bái Tán tụng Phật Quang Sơn đến diễn xuất tại Bắc Kinh và Thượng Hải; Tháng 2 năm 2004, cộng đồng Phật giáo từ cả hai bờ eo biển đã cùng nhau thành lập “Đoàn biểu diễn Âm nhạc Phật giáo Trung Hoa” để lưu diễn tại Đài Loan, Hồng Kông, Macao, Hoa Kỳ, Canada và những nơi khác để hoằng dương chính pháp Phật đà.

Tháng 3 năm 2006, Đại sư đã giảng thuyết tại Thư viện Nhạc Lộc, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, nơi nổi tiếng là “Thiên niên học phủ”, tháng 4 cùng năm với tư cách một trong tám người khởi xướng, Đại sư được mời tham dự “Diễn đàn Phật giáo Thế giới” lần đầu tiên được tổ chức tại Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và có bài phát biểu quan trọng. Năm 2009, Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Trung Hoa, Liên hợp hội Phật giáo Hồng Kông đã tổ chức “Diễn đàn Phật giáo Thế giới lần thứ hai”, khai mạc tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc và bế mạc tại Đài Bắc, Đài Loan, ghi nhận một trang mới cho giao lưu tôn giáo (lưỡng ngạn tứ địa) xuyên bốn địa điểm ở hai bên eo biển (chỉ khu vực Trung Quốc đại lục, Đài Loan, khu vực Trung Quốc, Hồng Kông và khu vực Ma Cao, Trung Quốc).

Tháng 9 năm 2012, đáp lời mời của “Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos lần thứ 6 vào mùa hè” Đại sư thuyết trình chủ đề “Giá trị của Tín ngưỡng” (信仰的價值), Đại sư là nhà lãnh đạo Phật giáo đầu tiên có bài phát biểu chuyên đề đặc biệt kể từ khi diễn đàn được thành lập. Từ đầu thế kỷ 21, những thập niên 2010, Đại sư được mời tổ chức “Triển lãm Thư pháp nhất bút tự của Đại sư Tinh Vân” (星雲大師一筆字書法展) tại Bảo tàng Mỹ thuật Trung Quốc và Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, Đại sư là người xuất gia đầu tiên trưng bày các tác phẩm Thư pháp trong Bảo tàng, sau đó, nó liên tục được trưng bày trong các phòng trưng bày Mỹ thuật hoặc Bảo tàng (học viện) ở Hải Nam, Thiên Tân, Nội Mông Cổ, Sơn Tây Thái Nguyên, Quảng Đông, Vân Nam, Hạ Môn, Trấn Giang, Thượng Hải, Đại Liên, Sơn Đông, Chiết Giang, Quảng Tây, v.v.

Tháng 12 năm 2011, Đại sư chỉ đạo kiến thiết Phật đà Kỷ niệm quán hoàn thiện và khánh thành, năm sau, đã đạt được “Giải vàng Kiến trúc Quốc gia – Giải Sư tử vàng về Văn hóa Giáo dục”, kỷ niệm ngày khánh thành năm thứ ba của Phật đà Kỷ niệm quán 62914), nó đã được chứng nhận bởi Hiệp hội Bảo tàng Quốc tế (ICOM) và chính thức trở thành hội viên trẻ nhất của ICOM, cùng năm này, được Trang web TripAdvisor được xem là cộng đồng du lịch lớn nhất thế giới vinh danh “Người Chiến thắng Giải thưởng lớn Thường niên 2004” và được trao chứng thư “Xuất sắc”, được quốc tế công nhận cho các triển lãm nghệ thuật khác nhau, xúc tiến giáo dục, giao lưu xuyên eo biển, bộ sưu tập Cung điện ngầm thu thập các di tích văn hóa của thời đại và các dịch vụ phúc lợi công cộng và các dự án khác được quốc tế công nhận. Để thúc đẩy các cuộc giao lưu hòa bình trên thế giới, trong nhiều năm qua, Đại sư đã gặp gỡ các vị lãnh tụ quốc gia như vị vua trị vì lâu nhất thế giới Đức Quốc vương Bhumibol Adulyadej của Thái Lan, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, Tổng thống Philippines Maja Pego, Tổng thống Cộng hòa Dominica Senyuri, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore, và các Thủ tướng Malaysia Mahathir, Abdullah Badawi và Najib. Ngoài ra, Đại sư đã trao đổi quan điểm với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác nhau, chẳng hạn như: Công chúa Phon Bismai Diskul của Thái Lan, Chủ tịch Hội Hữu nghị Phật giáo Thế giới, Giáo hoàng John Paul II (John Paul), Benedict X The VI và đã gặp gỡ những người khác.

Năm 2004, Đại sư được đề cử đảm nhận chức danh Chủ tịch Ủy ban Tôn giáo thuộc “Tổng hội Vận động Phục hưng Văn hóa Trung Hoa”, cùng với các nhà lãnh đạo Cơ đốc giáo, Thiên Chúa giáo, Nhất Quán đạo, Đạo giáo và Hồi giáo, cùng tham dự “Đại hội Kỳ phúc Âm nhạc Hòa bình” để thúc đẩy giao lưu tôn giáo và thiết thực phát huy tôn giáo với công dụng để tinh hóa xã hội nhân tâm con người.

Đại sư đã liên tiếp tổ chức các cuộc giao lưu về khoa học nhân văn với Giáo sư Ma Yueran, người thẩm tra giải Nobel Văn học Thụy Điển, Giáo sư Luo Duobi, Hán học gia, Giáo sư Ezra Vogel, chuyên gia về Trung Quốc của đại học Harvard và nhà văn Mạc Ngôn, người được giải Nobel văn học 2012 và những người khác đã tổ chức một cuộc thảo luận về trao đổi văn hóa.

Năm 2013, Đại sư đã diện kiến ba nhà lãnh đạo quốc gia Trung Hoa đại lục Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, viết nên trang sử mới trong lịch sử Phật giáo.

Trong những năm cuối đời, Đại sư đã phục hưng Tổ đình Đại Giác Tự ở Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, nơi Ngài đảnh lễ Đại lão Chí Khai thượng nhân (1911-1979) cầu xin thế phát xuất gia, Đại sư đã quyên góp để xây dựng Bảo tàng Thư viện Trung Quốc, Thư viện Giám Chân Dương Châu, Tòa nhà Phật Quang Đại học Nam Kinh, thành lập Giảng đường Dương Châu, Quỹ Công ích Giáo dục và Văn hóa Tinh Vân, v.v. . tích cực thúc đẩy văn hóa giáo dục, hy vọng xúc tiến hài hòa giữa hai bờ eo biển dẫn đến hòa bình thế giới.

Suốt cuộc đời Đại sư hoằng dương Nhân gian Phật giáo, có thể nói sự quyết tâm của Đại sư đã có những cống hiến to lớn cho công cuộc chế độ hóa, hiện đại hóa, nhân gian hóa, quốc tế hóa Phật giáo!

Việt dịch Thích Vân Phong Nguồn www.hsil ai.org