Trưởng lão Thích Thông Lạc Trích: Mười hai cửa vào đạo
Muốn làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì phải bắt đầu tìm nguyên nhân nào sinh ra sinh già, bệnh, chết. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Chúng sanh thật đáng thương, thường ở trong tối tăm, chịu lấy thân phận nguy khốn, nào sanh, già, bệnh, chết đến dồn dập đủ các thứ khổ não. Họ chết đây sanh kia, chết kia sanh đây, cứ duyên theo khổ ấm thân nên lưu chuyển vô cùng. Ta lúc mới hiểu rõ ngũ ấm và diệt hết sanh, già, bệnh, chết, thì Ta lại suy nghĩ: Sanh tử từ đâu đến? Duyên từ đâu mà có sanh?
Do tự đặt ra câu hỏi như vậy, Ta liền dùng trí tuệ quan sát nguyên do và thấy rằng, do sanh mà có lão tử, như vậy sanh là duyên của lão tử”. (Trường A Hàm tập I trang 60)
Lời dạy trên đây của đức Phật là một lý giải nguyên nhân sinh ra lão tử, làm chúng ta dễ hiểu mà hiểu một cách rất rõ ràng. Do cuộc sống hằng ngày mà mọi người theo tâm ngũ triền cái và thất kiết sử nên con người mới có LÃO TỬ.
Muốn không lão tử thì chúng ta phải sống không theo ngũ triền cái và thất kiết sử. Muốn sống không theo ngũ triền cái và thất kiết sử thì chúng ta phải dùng pháp NHƯ LÝ TÁC Ý, khi tâm mỗi lần có niệm khởi thì mau mau lập tức phải tác ý liền: “Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”. Cứ siêng năng tu tập khi có niệm khởi liền tác ý thì tâm trở về trạng thái tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN. Tu tập như vậy chừng nào tâm không còn niệm khởi. Tâm không còn niệm khởi là tâm đã diệt sạch ngũ triền cái và thất kiết sử.
Dù chúng ta muốn diệt trừ một ác pháp nào thì chúng ta cũng phải dùng pháp dẫn tâm thì mới diệt trừ được ác pháp đó. Cho nên pháp như lý tác ý rất cần thiết cho người tu tập theo Phật giáo. Ngoài pháp như lý tác ý ra thì Phật giáo không còn có pháp nào tu tập hay hơn.
Pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý được xem là một thanh trường kiếm của người dũng sĩ xông trận chiến thắng quân giặc, nếu không có thanh trường kiếm thì người dũng sĩ không bao giờ thắng giặc oanh liệt. Cho nên pháp như lý tác ý nó cũng quan trọng như vậy, xin quý vị nhớ cho.
Trưởng lão Thích Thông Lạc Trích: Mười hai cửa vào đạo
Bình luận (0)