Phật học là bậc đã được Vô thượng Chính đẳng chính giác, đem học lý khai thị cho tất cả những ai chưa được Chính giác, dựa vào 3 tăng thượng giới định tuệ mà học tập, thì phàm phu có thể qua cõi phàm, vào cõi thánh, cõi gốc nghiệp chướng vô minh phiền não, từ vô thủy, có thể đoạn trừ, chúng sinh có thể thành Phật.
Vì thế mà có Phật học ra đời
Phát khởi lòng tin là tuệ nghe pháp (văn sở thành tuệ) mà có giới, định, tuệ. Từ bậc vô thượng giác dạy bảo cho dựa vào đó mà học tập tu trì thì có thể tiến hóa vượt bậc.
Bởi ý nghĩa quy tụ kết thúc đem lại, trong 3 tuệ (văn, tư, tu) thì tuệ văn (nghe, học) tiết yếu hàng đầu.
Vì người học Phật trước hết phải có lòng tin, lòng tin phát khởi bởi từ tuệ “nghe”, bởi từ tuệ nghe mà có trí tuệ.
Phật lấy điều Ngài đã giác ngộ mà giác ngộ cho người khác, dùng nhiều thứ phương tiện hiện thân mà thuyết pháp, để cho người ta từ nghe mà giác ngộ, bởi giác ngộ mà được trí tuệ, bởi nghe mà biết nghĩa lý Phật là như thế, thì tuệ đó từ nghe pháp mà có được.
Ngoài việc nghe còn có bao nhiêu kinh sách lưu hành ở đời ngoài 3 tạng Kinh, Luật, Luận còn có tạp tạng, bởi nghiên cứu đọc hiểu rõ nghĩa lý kinh pháp, trí tuệ có được cũng từ tuệ “nghe” mà thành. Bởi từ kết quả tuệ nghe mà thành lòng tin.
Người ta phần nhiều hoặc đã quy y Tam bảo, đã có lòng tín ngưỡng tương đương, bởi lòng tin mà quy y Phật, Pháp, Tăng. Nhờ Tam Bảo mà được lòng tin vững bền, đến khi lòng tin được thành lập hoàn toàn, thì thân tâm có chỗ quy y thế là bởi nghe Phật pháp mà hiểu rõ bởi hiểu rõ mà sinh trí tuệ, bởi trí tuệ là khởi lòng tin quyết định bền vững.
Tin Phật pháp là chân lý tuyệt đối chính giác. Lòng tin ấy là từ trí tuệ nghe pháp. Thế là “văn sở thành tuệ”.
Nếu nhất hướng chưa nghe được pháp, hay chưa từng nghiên cứu kinh điển, hoàn toàn không biết giáo lý Phật thì không có trí tuệ từ “nghe pháp mà thành” cũng không thể nói được có lòng tin đích xác.
Lòng tin khác nhau có nông, sâu và đầy đủ hay không, cho nên trí tuệ từ nghe pháp mà thành, cũng chưa rõ có viên mãn hay không, đó là bởi nghe pháp trong tâm phát ra trí tuệ đến trình độ nào, thì chỗ lòng tin phát khởi cũng đến mức trình độ ấy.
Phật học trước hay thành lòng tin, thiết yếu bởi từ tuệ “nghe” được thành lập.
Thành lập tuệ nghe là thiết yếu cho nên mới có tổ chức giáo hội, lập trường Phật học là tất yếu. Bởi vì nghiên cứu giảng tập... đều có thể từ trong cơ duyên nghe pháp, mà thành tuệ, bởi thế mà có thể khiến người đã tín ngưỡng hiểu rõ, mà khởi lòng tin, từ phát khởi lòng tin, càng sinh tăng trưởng, thế là cũng có quan hệ đến từ việc nghe pháp.
Lòng tin của người học Phật, là tiêu chuẩn cho tất cả hành vi nương tựa, không có lòng tin thì tư tưởng hành vi của mình thường thường lênh đênh trôi dạt.
Thế là nhờ ở chỗ nghiên cứu mà thành lòng tin, bởi lòng tin càng cầu học nhiều, nhân học nhiều thì lòng tin càng viên mãn, tăng tiến.
Bởi thế thì biết nền tảng Phật pháp là Tuệ học.
Nhờ vào tuệ ghi nhớ (tuệ tư) mà thành giới. Lòng tin đã từ tuệ “nghe” mà phát sinh, thì có thể tiến tới bước thứ 2 thành tuệ “nhớ nghĩ” (tư).
Bình thường cho là từ nghe pháp rồi tĩnh tâm ghi nhớ, trăn trở khảo cứu một thời kỳ, lại rành mạch rõ ràng nảy ra trí tuệ, thế là thành tuệ ghi nhớ (tư sở thành tuệ) nhưng thực chưa đúng.
Về chữ tư này không giống với nghĩa chữ tư phổ thông, là trỏ vào hành vi do sức tạo tác của tâm, vì bởi tâm lý xúc động hiểu biết, cảm tưởng chấp nhận, mà khởi động tác cho thân, miệng, ý là chữ tư tạo tác hành vi, nếu không có động tác của “tư” như gió động cỏ, thì không thành động tác thiện hay ác, có thể được nghiệp thị, phi thiện ác. Thể của “tư” là hành vi tạo tác. Tuệ tư được thành tựu, phải là tuệ “nghe” hiểu rõ chân lý, để thể nghiệm tới động thân, khởi tâm, về mặt hành động và mặt sinh hoạt của 3 nghiệp thân, khẩu, ý, từng giờ từng phút xem xét, để tuệ nghe đã được thành mà hiểu được chân lý, làm tiêu chuẩn cho thiện, ác, thị, phi của tư tưởng hành vi để cải chính thói quen sai lầm về tư tưởng hành vi.
Ở trong thứ thể nghiệm thực hành ấy, về thâm tâm lại có được hiểu biết rõ ràng sáng suốt sâu sắc hơn nữa thế mới là tuệ tư được thành tựu (tư sở thành tuệ).
Trí tuệ thành tựu được từ suy xét này là trí tuệ biết và làm như một, về mặt bỏ ác đối trị đoạn trừ, về mặt làm lành gắng sức thực hành.
Biết, là biết chân thật, biết đến đâu, làmđếnđấy, lấythực hành mà chứng minh trí tuệ đã được thành tựu, tức là từ chỗ thể nghiệm bỏ ác làm lành, mà có được trí tuệ thế là trí tuệ tự suy nghĩ trăn trở, mà thành giới hạnh.
Giới thì lại có nên làm và không nên làm. Nên làm là thiện nên làm, không nên làm là ác nên bỏ.
Không nên làm mà không làm, là trì (giữ)
Không nên làm, mà làm là phạm
Nên làm cũng là trì (giữ) nên làm mà không làm cũng là phạm.
Từ nghe pháp, được trí tuệ mà khỏi lòng tin điều nên tin thì chỉ là 1 chân lý thì lấy đấy làm tiêu chuẩn thị, phi, thiện, ác, nên làm thì làm, không nên làm thì không làm thế là giới hạnh. Giới bởi từ tuệ “tư” mà thành (tư sở thành tuệ).
Qui luật phổ thông của Phật giáo là 5 giới 10 thiện. Yếu tố cơ bản của việc trì giới, trước hết là tuệ “nghe” pháp mà phát sinh, nhân tuệ mà khởi lòng tin, nhận đúng Phật pháp là tiêu chuẩn phán đoán tất cả làm lành, tránh ác, tự nhiên không phải dựa Phật pháp thì không được, bởi thế mà phát sinh kết quả tự động trì giới, không giống với giới luật thông thường, không thể bì với lối tùy tiện hứa hẹn mấy điều quy luật để ràng buộc hành vi người ta.
Tuệ tu hợp với tâm định
Bước thứ nhất bởi tuệ nghe (văn) pháp mà khởi lòng tin. Thứ hai có tuệ suy nghĩ (tư) mà thành giới. Bước thứ ba tu thành tuệ, đã có cơ sở rồi.
Từ đó mà tiến tu trì luyện tập đến nhuần nhuyễn thuần thục, thì được thiền định, định hợp với tuệ tức thành tựu tuệ tu, thì tâm ý phàm phu trước đây vô minh mê muội, phiền não tản mạn, dần dần được sáng suốt mà có thể được tĩnh định.
Bởi từ tuệ nghe pháp, mà sinh lòng tin, tâm tuy có quy y, mà tâm khí từ vô thủy, như ngựa dông dài không cương còn chưa quy phục, bởi từ sức tuệ suy nghĩ khiến cho y vào quy luật, mà hành động. Do luyện tập lâu lâu, được thuần thục yên định, mà sinh trí tuệ.
Thế là từ giới sinh định, định sinh trí tuệ. Bởi trí tuệ mà rõ được nên làm hay thôi, lấy hay bỏ, làm việc nên làm, thôi việc không nên làm, thời tâm được yên. Tâm được yên thì khởi tâm động niệm, đều hợp với Phật lý. Thế thì thân tâm sẽ được nhẹ nhàng, sảng khoái, yên ổn phi thường. Được kết quả như thế là nhờ thiền định.
Khi chưa được định, thì tâm tán loạn không nơi quy túc, trôi dạt không dừng nghĩ. Tâm được yên định, thì tinh thần tập trung 1 nơi, thông suốt 1 mối yên hòa bình tĩnh, thế là thành tựu được định tuệ, từ tuệ tu vậy (tư sở thành tuệ).
Được định thì 6 căn trong sạch yên ổn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý). Tâm khởi tản mạn, phân biệt gọi là tán. Tâm trụ an định thống nhất gọi là định. Bởi nối tiếp yên định, mà sinh ra tâm lực trong sáng phi thường, liền khởi ra được 6 phép thần thông, là thiên nhãn, tha tâm, túc mệnh, thần thúc lậu tận.
Bởi tuệ “tu” thành tựu, thì nhân sức định vững mạnh nghe, thấy được gì không bị cảnh ngoài chuyển đổi, tâm lực tập trung thống nhất, mà sinh ra sức thần thông, không thể nghĩ bàn, thật bởi từ tuệ “tu” mà được vậy.
Trước từ tuệ “nghe” mà khởi lòng tin, rồi được tuệ “tư” nối tiếp mà thật tiễn thành giới, lại nhờ tuệ “tu” mà trì giới tinh tiến, rồi đến được yên tâm, tâm lực tập trung thống nhất, tinh thần hòa bình an định, nhất thiết động tĩnh, xa hẳn người thường, cho nên định tu được từ tuệ, lại bởi từ định, tiền tiến tuần tự mà thành.
Thông thường tập định, phần nhiều lấy tĩnh tọa chuyên tưởng mà được, như quán hơi thở, hay niệm Phật tụng kinh... là khởi cưỡng chế tâm niệm.
Nếu cứ bàn về thật tế, thì định được từ tuệ “tu” là thứ định tăng thượng hoặc học vậy.
Bởi từ tuệ nghe mà thành tín giải, không phải là mắt mà là mê tín, bởi tín giải mà học giới chỉ, tác của Phật pháp, không phải chỉ lập quy điều để cưỡng chế ràng buộc. Bởi lấy tuệ hiểu biết, mà quyết định phương châm, làm thiện, bỏ ác. Nhờ sức định có được từ tuệ “tu” cũng không phải chuyên tưởng 1 phép mà được.
Tĩnh tọa chuyên tưởng, chẳng qua là dùng một phép gửi tâm làm phương tiện thôi. Tuy 1 là tất cả, tất cả là 1, tùy trì 1 pháp là tất cả pháp, chuyên tâm niệm Phật, hoặc tham cứu thoại đầu có thể được định. Nhưng do tỏ rõ đế lý Phật pháp, rồi sinh lòng tin giữ giới, mà tu tập phép định, tâm lực tập trung, tinh thần thống nhất, dần dần phát trí tuệ vô lậu, mới là chính định của Phật pháp.
Nếu không phải từ tuệ nghe, khởi lòng tin; tuệ tư trì giới, và tuệ tu mà được định, chỉ lấy công phu cưỡng chế, mà được định, tâm từ miễn ngăn cấm thì không phải định chân chính, ví như lấy đá đè cỏ, tuy có thể tạm thời ngăn chặn, nhưng cuối cùng cỏ vẫn nảy sinh.
Tăng thượng ba tuệ dẫn phát ra tuệ vô lậu.
Định học của Phật pháp, bởi từ tuệ “tu” mà thành định, tâm niệm đến đâu đều hợp với chân lý Phật pháp, cho nên định bởi từ chân trí khai phát tăng thượng, đó là từ "nghe" pháp mà khởi tín tâm; nhớ nghĩ trì giới, tu hành được định, nhờ đó lại tiến một bước, được tuệ này là tuệ vô lậu, hay là tuệ vô phân biệt, tức là thánh trí.
Ý nghĩa vô lậu thì như cái chén đựng nước, chén nứt thủng thì rò, tự thể của rò là phiền não, như tâm có những phần tử phá hoại, là tham, sân, si, mạn phiền não... thì là hữu lậu. Trên thuật tuệ "nghe" được thành, tuệ "tư" được thành, tuệ “tu” được thành, tuy cũng có lúc chế phục được vô minh phiền não từ vô thủy đến nay, thì vẫn còn là tuệ hữu lậu. Còn tuệ vô lậu thì có thể đoạn trừ phiền não đến triệt để, giải trừ khổ đau đến triệt để cội rễ.
Vì vậy tuệ vô lậu với vô minh phiền não không dung hợp nhau.
Từ tuệ “văn”, tuệ "tư", tuệ “tu”, được thành tựu thuận thứ tự, tiến dần lên, lấy sức định đã được làm duyên tăng thượng, mà phát sinh trí tuệ, tu hành thêm nữa, quán tất cả pháp vô tướng không phân biệt lìa tướng phân biệt năng, sở, tâm cảnh như một, không còn năng sở, tinh tiến định tuệ không nghĩ, không cách, không dứt, thì thành tuệ gia hành (thêm công hành đạo) không phân biệt, từ đó sẽ hàng phục được hết phiền não vô minh từ vô thủy, có thể có dẫn khởi được tận gốc rễ tuệ vô phân biệt, chuyển phàm vào thánh, được thành tựu quả vị hiền thánh.
Như kinh Lăng Nghiêm, Lăng Già... các kinh Đại thừa đã dạy. Đối với tuệ vô tướng, vô phân biệt thân chứng được chân như, giải trừ được vô minh vọng tưởng, mà thành tuệ hậu đắc vô phân biệt.
Ý nghĩa giáo dục thừa, khi được tuệ căn bản vô phân biệt, thành thánh quả Bồ tát địa thượng, dựa vào tuệ căn bản và hậu đắc, không phân biệt, nối tiếp tinh tiến đến ngôi Phật viên mãn, tức là ngôi Diệu giác, đã cứu kính bậc vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Tóm lại gọi là Phật học, là học thuật người đã thành Phật, khai thị cho người chưa thành Phật.
Phàm ai học Phật, hẳn phải trước từ tuệ “nghe” (văn tuệ) mà khởi lòng tin, do khởi lòng tin mà học Phật, vì vậy khởi điểm học Phật vào cửa tuệ học (tuệ môn) từ tuệ văn, tuệ tư, tuệ tu, tuệ gia hành vô phân biệt, cho đến thành tựu vô thượng Bồ để cứu kính đầy đủ, đều không lìa được chữ Tuệ học vậy.
Bởi vì Phật học gọi là “Học", lấy 3 môn học giới, định, tuệ làm cốt cán, ba học giới, định, tuệ thì lấy lòng tin làm đầu, mà mở đầu lòng tin là lắng nghe Phật pháp.
Xét chế độ Phật giáo từ nguyên thủy, trình tự lần lượt pháp xuất gia tu học, trước phải mấy năm tu học giới luật, hiểu giới luật đã rõ ràng, có hệ thống có điều lý để hành vi có khuôn phép thực tiễn về việc làm hàng ngày, khiến cho thân tâm ở trong khi nói, lặng, động, tĩnh, đều hợp nhau với giới luật, 6 căn không trôi dạt theo 6 trần, tự nhiên sẽ đạt tới công phu thiền định, lâu lâu như thế tâm lực tập trung, rồi sẽ từ định phát sinh trí tuệ. Vì vậy biết nếu không có nền tảng giới luật, mà vượt bậc tìm cầu định tuệ, thế thì rất uổng.
Từ lòng tin xây dựng ba môn học, trước tu giới luật, từ giới sinh định, từ định sinh tuệ.
Tuệ này có 3 loại.
1. Tuệ từ nghe học.
2. Tuệ từ suy nghĩ
3. Tuệ từ tu hành.
Bởi thế điều mà trong Phật pháp gọi là tu học thực không ra ngoài 3 học, mà điểm xuất phát 3 học đều bởi lòng tin từ mê vào ngộ chuyển phàm thành thánh, cũng là mở rộng hết lòng tin ấy được đầy đủ mà thôi.
Đứng về mặt ý nghĩa này mà nói, hiện tại đối với Phật pháp, hiểu biết và nhận thức tương đương, thành tựu được gốc lành lòng tin, rồi lại cầu tiến bộ thì cũng dễ dàng.
Tác giả: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 11/2020
Bình luận (0)