Sự kết hợp giữa công nghệ và đức tin, đang khơi dậy một sự thay đổi mang tính biến thiên trong việc xác định lại việc thực hành tâm linh và tôn giáo.
Tác giả: Meher Bhatia Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Religion News Service
(The Conversation) – Trong thời đại ngày nay, được đánh dấu bởi sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ, chúng ta đang chứng kiến mọi thứ từ trí tuệ nhân tạo (AI) đến robot, dần dần thâm nhập vào cuộc sống thường nhật của mỗi người. Ngoài ra, lĩnh vực tôn giáo cũng không phải là ngoại lệ, công nghệ đang mở ra những chân trời mới, thách thức niềm tin của các truyền thống tôn giáo.
Từ việc tạo ra các bài thuyết giáo ChatGPT https://apnews-com/Can a chatbot preach a good sermon? Hundreds attend church service generated by ChatGPT to find out cho đến robot, thực hiện các nghi lễ thiêng liêng của đạo Hindu https://www-pbs-org/Robots are performing Hindu rituals. Some worshippers fear they’ll be replaced, rõ ràng lằn ranh giữa đức tin và công nghệ đang ngày càng mờ nhạt.
Trong vài tháng qua, The Conversation U.S đã xuất bản một số câu chuyện khám phá cách AI và tự động hóa đang hòa mình vào bối cảnh tôn giáo. Chúng ta hãy cùng thử làm sáng tỏ những tác động của công nghệ này đối với tâm linh, đức tin và sự thờ phụng của nhân loại trong các nền văn hóa.
1. Các nhà tiên tri trở nên sống động (Prophets come to life)
Là một trong những nhân vật tôn giáo nổi bật nhất trên thế giới, đức Chúa Giêsu liên tục được diễn giải theo cách để phù hợp với các chuẩn mực, nhu cầu của từng bối cảnh lịch sử mới, từ Cristo Negro https://theconversation-com/Panama celebrates its black Christ, part of protest against colonialism and slavery hay “Chúa Kitô đen” cho đến việc được miêu tả như một nhà thần bí Ấn Độ giáo.
Nhưng bây giờ nhà tiên tri đã có mặt trên kênh Twitch, một nền tảng phát trực tiếp trên video. Có điều đó là nhờ vào chatbot AI.
Twitch user ask_jesus
Được giới thiệu là một người đàn ông da trắng có râu, đội mũ trùm đầu màu nâu, “AI Jesus” hoạt động vào ngày 24 tháng 7 vừa qua trên kênh Twitch “ask_Jesus” https://www-twitch-tv.translate.goog/ask_jesus?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc , người dùng có thể tương tác bất cứ điều gì, từ những câu hỏi sâu sắc về tôn giáo cho đến những câu đố vui hài hước.
AI Jesus đại diện cho một trong những ví dụ mới nhất trong lĩnh vực tâm linh AI đang phát triển, Joseph L. Kimmel https://theconversation-com.translate.goog/profiles/joseph-l-kimmel-1441171?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc, Giảng viên Bán thời gian Khoa Thần học, Đại học Boston (BU) lưu ý, và có thể giúp học giả hiểu rõ hơn về cách tâm linh con người đang được hình thành dưới ảnh hưởng tích cực của trí tuệ nhân tạo (AI).
2. Robot học theo Nghi lễ (Robotic rituals)
Sự kết hợp giữa công nghệ và đức tin, công nghệ robot và sự xuất hiện của robot đã hỗ trợ trong việc thực hiện các nghi lễ Hindu giáo ở Nam Á. Trong khi có một số người hoan nghênh việc đưa công nghệ vào ứng dụng này thì những người khác lại bày tỏ lo lắng về tương lai có thể dẫn tới tự động hoá nghi lễ.
Clip: https://www.youtube.com/watch?v=LH5yqpCWKqs
Một cánh tay robot thực hiện “aarti” – một nghi lễ của đạo Hindu trong đó làn sóng ánh sáng được mô tả theo lễ nghi để sùng bái các vị thần linh.
Nhiều người tin rằng sự phát triển của robot trong các hoạt động của Hindu giáo, có thể dẫn tới sự gia tăng số người rời bỏ tôn giáo này và đặt câu hỏi về những ảnh hưởng của quá trình sử dụng robot để thể hiện các nhân vật tôn giáo và thần thánh.
Nhưng có một mối lo ngại khác, cuối cùng liệu robot có thể thay thế những người theo Hindu giáo hay không. Robot sẽ có thể tự động thực hiện các nghi lễ mà không dính mắc một lỗi nào. Điều đó rất có ý nghĩa bởi các tôn giáo như Ấn Độ giáo và đạo Phật nhấn mạnh việc thực hiện đúng các nghi lễ và nghi thức như một phương tiện để linh thông được với thánh thần hơn là nhấn mạnh vào chính tín (correct belief).
Theo nữ Tiến sĩ Holly Walters https://theconversation-com.translate.goog/profiles/holly-walters-1406163?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc, giảng viên Nhân loại học, Đại học Wellesley, Hoa Kỳ, đó là một khái niệm được gọi là chính thống (Orthodoxy). “Nói tóm lại, có thể robot thực hành tôn giáo của bạn tốt hơn bạn, bởi robot không giống như con người, là những người đức tính liêm khiết về mặt tinh thần”. Nữ Tiến sĩ Holly Walters giải thích. “Trong khi đó, robot hiện đại cụ thể giống như một loại nghịch lý văn hoá, trong đó loại tôn giáo tối hảo là loại tôn giáo hoàn toàn không liên quan đến con người”.
3. Nhà truyền giáo AI (AI preachers)
Theo Joanne M. Pierce https://theconversation-com.translate.goog/profiles/joanne-m-pierce-156953?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc, Giáo sư Nghiên cứu Tôn giáo, Đại học Holy Cross, Hoa Kỳ, việc rao giảng luôn được coi là một hoạt động của con người dựa trên đức tin. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi hoạt động đó được chatbot AI tiếp quản?
Tháng 6 năm 2023, hàng trăm người thuộc cộng đồng Giáo hội Luther đã tập trung tại Bavaria là một bang ở đông nam nước Đức, để tham gia một dịch vụ do ChatGPT thiết kế và cung cấp. Nhưng nhiều người thận trọng trong việc sử dụng AI để tiến hành các hoạt động của tôn giáo công nghệ này.
Clip: https://www.youtube.com/watch?v=xmXghWi2lf8
Nhà thờ St. Paul ở Fürth, bang Bavaria, Đức có hơn 300 tín đồ thuộc Giáo hội Luther tham dự buổi lễ tại nhà thờ gần như hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI).
Trong các bài thuyết giáo của họ, những người thuyết giáo không chỉ đưa ra lời khuyên mà còn “nói theo suy nghĩ cá nhân, theo cách sẽ truyền cảm hứng cho các thành viên trong Hội thánh chứ không chỉ làm hài lòng họ”. Giáo sư Joanne M. Pierce nói. “Nó cũng phải được định hình bởi nhận thức về nhu cầu và kinh nghiệm sống của một cộng đồng sùng bái".
Hiện tại, có vẻ như không hiểu được trải nghiệm của con người là lỗ hỏng lớn nhất của AI trong lĩnh vực rao giảng đức tin tôn giáo.
Tác giả: Meher Bhatia Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Religion News Service
Bình luận (0)