Tác giả: Lý Tải Oánh (이재형) Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn 법보신문
Ngày giải phóng Triều Tiên, những thành phần tín đồ cơ đốc giáo cực đoan ngông cuồng đã gây ra hàng loạt các vụ phóng hỏa thiêu hủy, phá hoại các di tích Phật giáo, trong đó có nhiều di sản văn hóa cấp quốc gia.
Sau đó, những việc tương tự vẫn tái diễn và cho đến tận ngày nay, ngày 14 tháng 10 năm 2000, Jang, 48 tuổi, một tín đồ cực đoan ngông cuồng, đã phóng hỏa đốt cháy ngôi Thiên Ma San Tu Tiến Tự, tọa lạc tại Pyeongdong-dong, thành phố Namyangju, tỉnh Gyeonggi-do. Theo ước tính của Phòng cháy chữa cháy, vụ hoả hoạn đã gây thiệt hại tài sản tổng cộng 250 triệu Won.
Sự việc trên đã gây nhiều lo ngại cho tín đồ Phật giáo và dân chúng vì các tín đồ cơ đốc giáo cuồng tín có thể đột nhập và phóng hỏa thiêu hủy các ngôi già lam cổ tự Phật giáo Hàn Quốc bất cứ lúc nào.
Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc cận đại có một giai đoạn lịch sử đầy trắc trở và khổ nạn. Cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc trở thành nạn nhân của các chính trị gia và công chức; các cơ sở tự viện Phật giáo luôn là mục tiêu của sự tấn công. Trên thực thế, lực lượng chức sắc cơ đốc giáo cực đoan đứng đằng sau xúi giục. Nạn phóng hỏa đốt cơ sở tự viện Phật giáo, đập phá tượng Phật, Bồ tát, quấy nhiễu chốn già lam thanh tịnh của tín hữu cực đoan, quá khích xâm phạm, phá hoại phật pháp là căn bệnh lưu hành tái diễn từ sau ngày Giải phóng Quốc gia Triều Tiên.
Giáo sư danh dự Mẫn Vịnh Khuê thuộc Đại học Yonsei đã tiết lộ trong một bài viết đăng trên báo Dong-A Ilbo việc một tín hữu Cơ đốc giáo cực đoan đã phóng hỏa đốt cháy thành tro bụi một báu vật quốc gia, tác phẩm mộc bản; “Huấn Thị Chính Âm” và pho tượng Phật được tôn thờ tại ngôi già lam cổ tự Quảng Hưng tọa lạc tại Andong, một thành phố thuộc tỉnh Gyeongsang Bắc, Hàn Quốc.
Thông qua các chế độ lãnh đạo nước Đại Hàn Dân Quốc như Lý Thừa Vãn, tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc nhiệm kỳ 1948 – 1960, Phác Chính Hy (tổng thống thứ 3 của Hàn Quốc nhiệm kỳ 1963 – 1979), Kim Vịnh Tam (tín hữu Trưởng lão Tin Lành, Tổng thống thứ 7 của Hàn Quốc nhiệm kỳ 1993 – 1998), Kim Đại Trung (tín hữu Cơ đốc giáo, tổng thống thứ 8 của Hàn Quốc nhiệm kỳ 1998 – 2003) vv..vv trong các giai đoạn này là cơ hội thuận duyên cho cơ đốc giáo bùng phát, và sự bất công của các cơ đốc nhân đối với Phật giáo đồ trở nên táo bạo hơn. Trong một tình huống mà ngay cả chính phủ cũng đi đầu trong việc phân biệt đối xử tôn giáo thì Phật giáo đồ không còn lựa chọn nào khác ngoài đau khổ tuyệt vọng trước sự báng bổ của những tín hữu cơ đốc giáo cực đoan.
Trong Tạp chí ‘tăng già’ số 11 do Đại học Tăng già Joong-Ang Sangha University xuất bản 1994, tín đồ cơ đốc Seo Dong-seok đã thể hiện nhiều hình thức báng bổ đạo Phật khác nhau, chẳng hạn như phóng hỏa thiêu chùa chiền, đập phá tượng tượng, bồ tát, vu khống và hủy hoại phật pháp.
Đầu thập niên 1980, ông Myeong-mo, người tự xưng là một nhà sư Phật giáo và cải đạo thành mục sư Cơ đốc giáo, ông đã thành lập một nhóm gọi là “Giáo hội nhân tuyển thần tượng”, treo các áp phích với nội dung: tổng hợp lịch sử pháp đường Phật giáo là nơi cư ngụ của ma quỷ và trong suốt những thập niên 1980, các cơ đốc nhân cực đoan đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh phỉ báng phật pháp.
Năm 1985, ông Kim, một thành viên của Phái đoàn Quang minh Cơ đốc giáo Hàn Quốc, người đã khai man rằng mình từng là một nhà sư Phật giáo, đã vân du đó đây khắp đất nước Hàn Quốc và tổ chức các cuộc mít tinh để phỉ báng đạo Phật.
Trong ngày đại lễ Phật Đản, những biểu ngữ với nội dung (tại sao tôi lại cởi áo tu sĩ đạo Phật và trở thành mục sư Cơ đốc giáo?), biểu ngữ này đã treo khắp các nẻo đường thành phố, làm dấy lên sự phẫn nộ của các phật tử.
Nhiều tổ chức cơ đốc giáo đã xuất hiện với mục đích báng bổ đạo Phật, vào năm 1993 có một sự kiện nổi tiếng, một nhóm với lạm xưng “thánh hội Phật giáo Phục hưng” đã tổ chức một cuộc họp bởi Hội thánh truyền giáo Phục Hưng với khẩu hiệu (20 triệu phật tử trở thành con chiên của đức Chúa), gây ra một cuộc xung đột lớn với cộng đồng Phật giáo.
Phật tử thành phố cảng Pusan kịch liệt phản đối tổ chức “Thánh hội Phật giáo Phục hưng”.
Danh xưng “Thánh hội Phật giáo Phục hưng”, dự kiến được tổ chức tại Nhà thờ Youngnak ở Pusan từ các ngày 20-24 tháng 10 năm 1993, đã bị hủy bỏ bởi làn sóng phản ứng dữ dội từ cộng đồng phật tử và sinh viên phật tử địa phương. Lực lượng sinh viên phật tử đã đến viếng thăm Nhà thờ Youngnak ở thành phố Cảng Pusan vào các ngày 15 và 17 tháng 10 năm 1993, đã cảnh báo và yêu cầu hủy bỏ buổi nhóm họp của Thánh hội Phật giáo Phục hưng, yêu cầu kiềm chế những biểu hiện có thể dẫn đến mâu thuẩn gay gắt, xung đột giữa các tôn giáo trong cộng đồng Phật giáo.
Mặc dù vậy, các cơ đốc nhân cực đoan ngoan cố, đã liên tục xuất hiện những cuộc tấn công vào những cơ sở tự viện Phật giáo. Đặc biệt, vào những thập niên 1980, xác định đối tượng chính của Cơ đốc nhân nhắm vào là Thiền viện Năng Nhân ở quận Gangnam, thủ đô Seoul. Dịp diễn ra các ngày pháp hội, chẳng những họ phát loa phóng thanh công suất lớn mở các bài Thánh ca Cơ đốc mà còn công khai dùng đinh cắm trong bánh xe ô tô của các phật tử. Họ liên tục xuyên tạc kinh điển Phật giáo và phỉ báng các nhà sư. Các Cơ đốc nhân diễn giải kinh điểm Phật giáo mang tính xuyên tạc, phỉ báng và đăng quảng cáo trên các trang Nhật báo với tiêu đề (Kinh điển đạo Phật là kho lưu trữ toàn bàn quanh bàn quẩn không đi đến đâu); Tổ Chức Liên đoàn Truyền giáo thế giới gây tranh cãi bằng cách lan truyền rằng, Trưởng lão Hòa thượng Bạch Long Thành đã sinh một cô con gái.
Trưởng lão Hòa thượng Bạch Long Thành, một trong 33 người Hàn yêu nước tuyên bố Độc lập ở Seoul, châm ngòi cho biểu tình toàn quốc và xúc tác cho sự hình thành Chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc (13.4.1919), Ngài đã tham gia ký Tuyên ngôn Độc lập trong Phong trào ngày 1 tháng 3 năm 1919.
Tình trạng xuyên tạc những câu pháp ngữ và thi kệ của Thiền sư Tính Triệt (1912-1993), vị cao tăng đương đại được xã hội tôn kính là rất thường xuyên. Cũng đã có những vụ việc dùng sơn đỏ vẽ Thánh giá hoặc ném chất bẩn lên các bích họa trên tường các ngôi già lam Vô Lượng Tự ở Buyeo, tỉnh Chungcheongnam-do, tượng Phật bằng đá ở Nhất Thiền Tự ở Thủ đô Seoul và tượng Phật ở Đại học Dongguk, 30 Pildong-ro 1-gil, Jung-gu, Seoul, Hàn Quốc.
Tháng 12 năm 1986, các cơ đốc nhân phóng hỏa thiêu cháy các cơ sở tự viện Phật giáo như Đại Tịch Quang điện Kim San Sa, Bắc Hán san Tam Thánh Am, Phổ Đà Tự, Hoa Khê Tự, Seoul, Phạm Ngư Tự, Pusan, Hướng Nhật Am ở Yeosu, một thành phố thuộc tỉnh Jeolla cũng đều bị hư hại nặng nề.
Năm 1987, Yang Mo, một cơ đốc nhân thuộc Giáo hội Đam La, đã phóng hỏa thiêu cháy rụi các cơ sở tự viện Phật giáo, Quán Âm Tinh Xá, Đại Giác Tự ở đảo Jeju. Điều khiến dư luận sửng sốt tột cùng khi cơ đốc nhân Yang Mo phát ngôn ngông cuồng rằng: “Tôi phóng hỏa đốt cháy các ngôi chùa nhằm để thực hành giáo lý Thánh kinh Thiên Chúa” là động cơ gây án. Đó là cách cơ đốc nhân này siêng năng đọc tụng Thánh kinh Thiên Chúa và phát triển đức tin của mình.
Trước năm 2012, mỗi năm có khoảng 100 vụ cơ đốc nhân phóng hỏa đốt cháy các cơ sở tự viện Phật giáo, khi hệ thống phòng chống thảm họa cơ sở Phật giáo truyền thống bắt đầu được thiết lập đã dễ dàng nhận dạng nhiều vụ trong số phóng hỏa đốt chùa, phá hoại đạo Phật là do những kẻ dị giáo thực hiện. Trên thực tế, điều này đã dẫn đến thành lập đội đặc nhiệm phòng cháy chữa cháy cơ sở tôn giáo tại Cơ quan Cảnh sát Thủ đô Seoul.
Một số tín hữu đạo Tin Lành cực đoan đã đột nhập vào buổi phát thanh truyền hình Phật giáo và phá hủy các cơ sở thông tin truyền thông Phật giáo. Các tín hữu ngông cuồng này đã dùng cây sắt đập gãy cổ 750 pho tượng Phật, Bồ tát. Trong số đó điển hình nhất là tại Pháp đường Thiền viện Viên Minh ở đảo Jeju, và Khai Vận Tự ở Gimcheon, tỉnh Gyeongsang Bắc, Hàn Quốc.
Giáo sư Tôn Phụng Cảo, tín hữu Đạo Tin Lành, một triết gia, tác giả và nhà văn người Hàn Quốc, từ Đại học Goshin, cố vấn Giáo hội Đoàn kết Cải cách Tin Lành lên án việc Trưởng lão Mục sư Tin Lành Lý Minh Bác tổng thống thứ 10 của Hàn Quốc tham dự buổi tập trung cầu nguyện của các tín đồ cơ đốc giáo ở cấp nhà nước vào tháng 3 năm 2011 cho thấy mối nguy hại tiềm tàng của sự ảnh hưởng mạnh mẽ của kháng cách đối với nền chính trị Hàn Quốc vốn có tính chất thế tục.
Các hành vi gây hấn và phá hoại đến từ cộng đồng Kháng cách đối với Phật giáo, tôn giáo lớn nhất ở Hàn Quốc và có ảnh hưởng lớn tới dân phong quốc tục, văn hóa truyền thống Hàn Quốc, đã gây nên sự chỉ trích nặng nề lên các nhà thờ Kháng cách từ phía công chúng Hàn Quốc và đã góp phần cho sự suy giảm tốc độ phát triển các tín đồ Kháng cách ở Hàn Quốc.
Trào lưu Kháng cách chính thống (một trào lưu thuộc Kháng Cách với tên gọi Tin Lành, Evangelicalism) đối lập với Phật giáo, đã là một vấn đề lớn trong sự hợp tác đa tôn giáo ở Hàn Quốc, đặc biệt trong giai đoạn cuối thế kỷ 20, những thập niên 1990 đến cuối thập niên 2000. Các hành động của các cơ đốc nhân cuồng tín phá hoại nhắm đến đạo Phật và “Các cuộc cầu nguyện cho sự phá hủy các cơ sở tự viện Phật giáo” đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích nặng nề từ phía công chúng.
Các pho tượng Phật, Bồ tát đã bị coi là ngẫu tượng, bị các cơ đốc nhân cuồng tín tấn công và chặt đức đầu. Việc bắt giữ rất khó có hiệu lực vì những thủ phạm thường hành sự lén lút vào lúc nửa đêm. Những hành động ngông cuồng như thế được hỗ trợ bởi một số thủ lĩnh Kháng cách khiến dẫn đến việc người dân Hàn Quốc có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với Kháng cách và bị chỉ trích nặng nề lên các nhóm Thánh đường Tin Lành tham gia. Do đó, trong những năm gần đây có rất nhiều tín đồ Kháng cách từ bỏ Giáo hội của họ.
Ngược lại, mối quan hệ giữa các tín đồ Thiên Chúa giáo Hàn Quốc và các phật tử cũng như các tín đồ tôn giáo khác hầu như mang tính hợp pháp rất cao, một phần do sự kết hợp của các phong tục và triết học Phật giáo, Nho giáo và Thiên Chúa giáo Hàn Quốc, đáng chú ý nhất là việc thực hành tế tự.
Về những gì đã xảy ra cho Phật giáo tại Hàn Quốc, liệu chúng ta có thể coi tất cả những trở ngại này là hành vi của một số “Tín đồ cuồng tín” không? Bất lực và cố gắng hiểu không phải là từ bi tâm. Tuy nhiên, ngay bây giờ, giới Phật giáo phải kiên quyết đáp trả bằng tinh thần Từ - Bi - Hỷ - Xả để thức tỉnh và cứu vớt lương tâm của tất cả các tín đồ thuộc mọi tôn giáo, qua đó thức tỉnh những kẻ cực ác, vô đạo thoát khỏi hậu quả bị đoạ vào địa ngục lương tâm trong hiện đời và mai hậu.
Tác giả: Lý Tải Oánh (이재형) Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn 법보신문
Video [BBS 뉴스] 제주 개신교 "21년 前 ‘훼불사건’ 용서 빕니다“ https://www.youtube.com/watch?v=rMUOiD4XwmQ 과천 한 사찰에서 또 훼불사건 https://m.btnnews.tv/news/articleView.html?idxno=44244 [BBS NEWS] 김천 개운사에서 훼불 사건 발생 https://www.youtube.com/watch?v=TLjqaszTC0c [BTN뉴스]김천 개운사 사건에 기독교계 사과와 모금운동 진행 https://www.youtube.com/watch?v=mtXq4sj3ok4 청주 석문사 훼불사건 발생 https://www.youtube.com/watch?v=gxmBLZlY30M
Bình luận (0)