Tác giả: Dexter Cohen Bohn Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Lion's Roar - Buddhist Wisdom for Our Time

Tác giả Dexter Cohen Bohn chia sẻ cách thực hành phật pháp, có thể mang lại một cách tiếp cận bất bạo động, khi nói đến việc thực thi pháp luật và trị an.

Ngày 11/08/1965: Bạo loạn Watts bắt đầu, tại Watts, Los Angeles – một khu dân cư chủ yếu là người da đen, căng thẳng chủng tộc đã lên đến đỉnh điểm sau khi hai cảnh sát da trắng ẩu đả với một tài xế da đen bị nghi là lái xe trong tình trạng say rượu. Một đám đông người xem đã tập trung gần điểm giao của Đại lộ Avalon và Phố 116 để theo dõi vụ bắt giữ và ngay sau đó đã tức giận bởi những gì họ tin lại là một vụ cảnh sát lạm quyền vì động cơ chủng tộc.

Bạo loạn đã sớm nổ ra, kích động bởi chính những cư dân của Watts vốn đã chán nản sau nhiều năm bị cô lập về kinh tế và chính trị. Cuối cùng, nhóm người này đã di chuyển khắp một khu vực rộng gần 130 km2 ở phía Nam Trung tâm Los Angeles, nhiều kẻ cướp phá các cửa hàng và đốt cháy các tòa nhà, trong khi các tay súng bắn tỉa bắn vào cảnh sát và lính cứu hỏa. Cuối cùng, với sự hỗ trợ của hàng nghìn Vệ binh Quốc gia, bạo lực đã được dập tắt vào ngày 16/08/1965.

Trước đó, Sở cảnh sát thành phố Los Angelesv (LAPD) đã áp dụng “bảo hộ và phụng sự” làm phương châm của cơ quan và gửi thông điệp này trên các tấm cửa của mỗi tàu tuần dương hiện đang bảo hộ “lằn ranh mỏng màu xanh dương” (màu của đồng phục cảnh sát) khỏi cơn thịnh nộ của dân thường.

Nổi lên những cáo buộc cảnh sát lạm quyền trong khi thi hành công vụ, khi bắt giữ Marquette Fry, 21 tuổi, tại hiện trường, người đã thất bại trong cuộc điều tra mức độ tỉnh táo, phản ứng áp đảo của cộng đồng chủ yếu là người da đen, bắt nguồn từ hàng thập kỷ khốn khổ dưới bàn tay của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc được thể chế hóa và sự phân biệt đối xử được thể hiện qua việc bãi bỏ Đạo luật Nhà ở Công bằng tại California năm 1964 – một động thái sau đó bị Tòa án Tối cao coi là vi hiến.

Bất chấp sự chuyển hoá táo bạo một cách miễn cưỡng về các giá trị mà sự chuyển đổi hướng tới công lý phục hồi như vậy sẽ mang lại cho nền cảnh sát hiện đại, chúng ta không cần phải nhìn xa hơn tình yêu thương của mình, để tìm thành phần xúc tác thiết yếu của nó: Từ bi tâm kiên cố.

Năm ngày bạo lực đã khiến 34 người chết, 1.032 người bị thương, gần 4.000 người bị bắt giữ và khối tài sản trị giá 40 triệu USD đã bị phá hủy. Bạo loạn Watts, hay Nổi dậy Watts, báo trước rằng nhiều cuộc nổi dậy sẽ xảy ra trong những năm tiếp theo, bao gồm Bạo loạn Detroit và Bạo loạn Newark năm 1967.

11/08/1965: Bạo loạn Watts bắt đầu thiệt hại phát sinh và cho thấy sự thất bại về phương diện ban hành “Đạo luật Bảo hộ” tính mạng, chân tay hoặc tài sản. Nhưng chịu trách nhiệm bởi những nỗi khổ niềm đau chỉ là một nửa của phương trình. Dạo bước trên những đường phố cháy đen để tìm kiếm góc nhìn địa phương, một nhà lãnh đạo nổi tiếng ở Mỹ trong các phong trào xã hội về dân quyền, chủ nghĩa xã hội, bất bạo động, và quyền người đồng tính, Bayard Rustin (1912 - 1987), với trực giác đã phát hiện đáng sợ về sức mạnh huỷ diệt mà có thể xảy ra việc thiếu “dịch vụ”. Sau khi hỏi một thanh niên thất nghiệp ở địa phương, về việc anh ta đã làm gì sau vụ hỗn loạn đó, câu trả lời với nụ cười toe toét trên môi của chàng thanh niên này khiến nhà tranh đấu dân quyền Bayard Rustin phải ngạc nhiên.

“Chúng tôi đã chiến thắng,” ông nói. “Chúng tôi chiến thắng vì đã khiến cả thế giới quan tâm đến mình. Cảnh sát trưởng chưa từng đến đây bao giờ; Thị trưởng luôn ở lại khu phố trên. Chúng tôi đã khiến họ đến.”

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Bao Ho Va Phung Su Goc Nhin Phat Giao 1

Nhận xét đáng chú ý này nêu bật khoảng cách đã tồn tại – và vẫn còn tồn tại – giữa nhu cầu của cộng đồng trước đây và sự tập trung phân tâm của việc thực hành trị an. Địa phương Watts, Los Angeles – một khu dân cư chủ yếu là người da đen cần sự quan tâm đầy cảm thông; những gì họ nhận được là kêu gọi lực lượng tổng hợp gần 14.000 Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ “để Bảo hộ” trật tự dân sự. Bất kể sự xuất hiện của họ như thế nào, điều quan trọng nhất đối với người dân thấp cổ bé miệng là việc cả nước buộc phải chứng kiến thực tế ở khu vực lân cận của anh ta đang bị kích động. Cuộc chiến thắng ngọt ngào xen lẫn đắng cay này có thể đã biện minh cho các biện pháp bạo lực của cuộc bạo loạn, nhưng liệu hương vị công lý mang tính đấu tranh này, thực sự là cách duy nhất để nó được thực thi?

Hai hương vị của Công lý (Two Flavors of Justice)

Vào năm 2016, trong một buổi pháp thoại mang tính khai sáng được diễn ra tại Làng Mai, một trung tâm thiền tập tọa lạc tại miền Tây Nam nước Pháp, Cheri Maples (Chân Bảo Niệm, 1952-2017), một sĩ quan cảnh sát, nhà hoạt động vì hòa bình và giảng dạy Phật pháp người Mỹ, cựu Đội trưởng nhân sự và huấn luyện ở Sở Cảnh sát WI ở thành phố Madison ở bang Wisconsin, miền Trung Tây của Hoa Kỳ, nữ thiền sư nổi tiếng nhất trong giới dạy thiền cho cảnh sát Hoa Kỳ, đã mô tả hệ thống Tư pháp hình sự hiện đại dựa trên tiền đề cơ bản rằng, hình phạt sẽ chữa lành nạn nhân và phục hồi nhân phẩm cho kẻ phạm tội. Mô hình trừng phạt này tạo ra các lớp bạo lực cơ cấu chưa từng thấy cho cả cảnh sát và xã hội nói chung, bằng chứng là số lượng đáng kinh ngạc của việc giam giữ hàng loạt ở Hoa Kỳ.

Mặc dù cách tiếp cận Tư pháp mang tính trừng phạt của toà án rõ ràng là không hiệu quả, nhưng nữ Thiền sư cư sĩ Cheri Maples nhận thấy hy vọng đáp ứng thực sự các nhu cầu của cộng đồng theo các nguyên tắc công lý phục hồi mà bà vạch ra như một lời mời “xem xét mọi tác hại đã xảy ra, nhận biết những người bị tổn hại và tìm cách khắc phục tổn hại đó”. Bất chấp sự chuyển hóa táo bạo một cách miễn cưỡng về các giá trị mà sự chuyển đổi hướng tới công lý phục hồi như vậy sẽ mang lại cho nền cảnh sát hiện đại, chúng ta không cần phải nhìn xa hơn tình yêu thương của mình, để tìm thành phần xúctác thiết yếu của nó: Từ bi tâm kiên cố.

Một nữ Đại úy Cảnh sát Mỹ tên là Cheri Maples, đã quy y Tam bảo, là đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bà tu tập rất miên mật pháp môn Làng Mai, ban đầu thì thọ Năm Giới, nhưng sau đó nhiều năm đã thọ giới Tiếp Hiện, và năm 2008 đã được nhận lễ Truyền Đăng làm giáo thọ cư sĩ. Từ khi trở thành phật tử, với tư cách là vị Ân sư, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giúp bà giải toả những căng thẳng mà bà cảm thấy giữa khía cạnh chuyên môn và tâm linh trong cuộc sống của bà.

“Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thuyết phục tôi rằng, một phần kỹ năng của một sĩ quan cảnh sát, là khả năng sử dụng cả từ bi tâm, trí tuệ và hùng lực trong việc thiết lập ranh giới để bảo hộ tha nhân, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực để can thiệp, nếu mọi người vì ích kỷ mà làm tổn hại thể xác lẫn nhau,” nữ Đại úy Cảnh sát Mỹ, Cheri Maples nói. “Đối với một sĩ quan cảnh sát, trí tuệ là khả năng nhận biết khi nào cần đến từ bi tâm, êm ái dịu dàng và khi nào cần đến bên trong đầy suối nguồn từ bi, nhưng bên ngoài lại hiện tướng hung tợn để chuyển hoá những kẻ gian trở về với chính đạo”.

Thần Hộ Pháp (The Dharmapala)

Trong khi giải thích mang tính sắc thái này, về lòng bi mẫn là dịu dàng hay dữ tợn có thể xa lạ đối với một số hành giả, các truyền thống Kim Cương thừa của Phật giáo vùng cao nguyên Hymalaya, xử lý chủ đề đặc trưng này với sự tôn kính sống động. Đặc biệt hướng dẫn cho câu hỏi về trật tự trị an có nguyên tắc, là cung điện thờ Thần Hộ Pháp “Những người bảo vệ Pháp luật”, được coi là đại diện cho các phương diện khác nhau của tâm giác ngộ, trong hoạt động phụng sự và bảo vệ chính pháp Phật đà. Những chúng sinh này thường được thể hiện dưới hình thức phẫn nộ hoặc hoà bình, và đóng một vai trò quan trọng trong hình tượng Phật giáo Mật tông qua Thangka (một hình thức vẽ tranh hoặc thêu trên chất liệu dệt) và nghệ thuật Hymalaya khác. Sự khác biệt này tương ứng chặt chẽ với sự phân biệt của nữ Thiền sư cư sĩ Cheri Maples giữa các hình thức từ bi êm ái dịu dàng và đôi lúc hiện thân dữ tợn, một điểm mời gọi sự khám phá sâu hơn về ý nghĩa ẩn chứa trong những hình thức hấp dẫn này.

Bồ tát Vô số Hóa thân (One Bodhisattva, Myriad Forms)

Phật tử trên toàn thế giới đã quen thuộc với hình ảnh trấn tĩnh của Bồ tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara / Kannon / Quan Yin), vị Bồ tát luôn dâng trào suối nguồn từ bi tâm tươi mát và được dân gian sùng kính. Với cái nhìn nghìn mắt để thấu hiểu nghìn hoàn cảnh khác nhau, để cảm thông và chia sẻ những nỗi khổ niềm đau của chúng sinh bằng mắt tuệ giác. Nghìn tay để thể hiện từ bi tâm trong hành động vì lợi lạc chúng sinh, trong số nhiều đó có khi thực sự hung hãn bởi tay cầm vũ khí, hình ảnh này thể hiện từ bi trí tuệ của các phương tiện thiện xảo mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã minh hoạ một cách sâu sắc với trường hợp của nữ sĩ quan Đại úy Cảnh sát Mỹ Cheri Maples rằng: “Ngay cả việc cầm vũ khí trong tay cũng có thể là một hành động từ bi nếu người này cũng được trang bị chính niệm và từ bi tâm.”

Cũng với tinh thần này, Đại Hắc Thiên (Mahakala) là một vị thần hộ pháp (Dharmapala) trong Phật Giáo Kim Cương Thừa. Đại Huyền Kim Cương Hộ pháp Mahakala được coi là sắc tướng uy mãnh do Đức Quan Âm Đại Bi hóa hiện, nêu biểu thần lực, trí tuệ và các công hạnh bi mẫn uy mãnh của chư Phật. Ngài nêu biểu sự giận dữ và bi mẫn kim cương. Bốn tay Ngài nêu biểu bốn công hạnh giác ngộ: Tay trái cầm một chén sọ đựng cam lộ, là phương tiện thực hành tức tai, tiêu trừ bệnh tật, các chướng ngại.

Một tay phải cầm dao cong, nêu biểu tăng ích, tăng trưởng tuổi thọ, các phẩm chất tốt đẹp và trí tuệ. Tay phải thứ hai cầm một thanh gươm, nêu biểu kính ái, tập hợp mọi thứ hành giả cần và đưa chúng sinh đến với Phật pháp.

Tay trái còn lại cầm một cây chĩa ba hàng phục chướng ngại. Ba chẽ của cây chĩa ba chặt đứt tam độc (tham, sân, si), tiêu trừ các mê lầm, nghi ngờ và vô minh.

Đánh giá cao những khía cạnh rực lửa của từ bi tâm được thể hiện trong Đại Huyền Kim Cương Hộ pháp Mahakala, chính xác là điều cần thiết để áp dụng khả thi việc Bảo hộ và Phụng sự những thực tế nghiệt ngã của cuộc sống, mà lực lượng cảnh sát được kêu gọi phải đáp ứng hàng ngày.

Góc nhìn Phật giáo qua sự bảo hộ và phụng sự (A Buddhist Vision of Protection and Service)

Như những sự phản chiếu của đạo Phật, nghển cổ cò mà nhìn thực sự gặp được các nẻo đường trên phố phường của tâm trí, nơi những lý tưởng cao cả về Phật pháp được thử thách thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm thực tế. Đối với nữ Thiền sư cư sĩ Cheri Maples và Sở Cảnh sát Madison, điều này có nghĩa là một cam kết sắt đá về việc không có hành vi bạo lực và ngăn ngừa tổn hại.

Trước sự đột ngột từ giã trần gian của bà vào năm 2017, nữ Thiền sư cư sĩ Cheri Maples đã thành công trong việc tạo dựng một nhịp cầu nối, gắn kết với các thế giới Phật giáo và việc thực thi Pháp luật, được sáng tác một cách tao nhã trong bài thơ thực hành hay Kệ (văn học, Gāthā) mà bà đã trình bày trong lễ truyền thụ giới với Đức Tôn sư là Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Hy vọng nó tiếp tục phụng sự như là một mô hình giành lại những Quyết sách đúng đắn:

Breathing in, I know that mindfulness is the path to peace. Breathing out, I know that peace is the path to mindfulness. Breathing in, I know that peace is the path to justice. Breathing out, I know that justice is the path to peace. Breathing in, I know my duty is to provide safety & protection to all beings. Breathing out, I am humbled and honored by my duty as a peace officer. Breathing in, I choose mindfulness as my armor & compassion as my weapon. Breathing out, I aspire to bring love and understanding to all I serve.

Dịch:

Hít vào, tôi biết chính niệm là con đường đưa đến an lạc. Thở ra, tôi biết an lạc là con đường đưa đến chính niệm. Hít vào, tôi biết hoà bình là con đường dẫn đến công lý. Thở ra, tôi biết công lý là con đường dẫn đến hoà bình. Hít vào, tôi biết nhiệm vụ của mình là mang lại sự an toàn và bảo hộ cho rất cả chúng sinh. Thở ra, tôi khiêm tốn và vinh dự với nhiệm vụ của mình là một sĩ quan hào bình. Hít vào, tôi chọn chánh niệm trang bị cho áo giáp và từ bi tâm làm vũ khí. Thở ra, tôi khao khát mang lại từ bi tâm và trí tuệ cho tất cả những gì tôi phụng sự.

Bài viết này được đăng tải với sự cộng tác của Buddhist Justice Reporter (BJR), những người tự mô tả mình như một cộng đồng những người thực hành phật pháp, đại diện người da đen, bản địa và người da màu (BIPOC) trong cộng đồng Phật giáo Hoa Kỳ, tham gia vào cuộc phản kháng ôn hoà, chống lại chủ nghĩa thượng đẳng (thái độ phân biệt chủng tộc/ sắc tộc/ màu da/ giới tính) và bạo lực của người da trắng.

Tác giả: Dexter Cohen Bohn Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Lion's Roar - Buddhist Wisdom for Our Time