Trong khi kinh tế học, phúc lợi xã hội đề cập đến sự thịnh vượng của toàn xã hội. Bạn đưa ra quan điểm thú vị rằng phúc lợi xã hội được cải thiện khi chúng ta giảm bớt bình đẳng thu nhập trong nền kinh tế bằng cách phân phối lại thu nhập và cung cấp các dịch vụ xã hội.
Tác giả: Melvin McLeod Việt dịch: Bhikkhu Truyền Phước
Nữ cư sĩ Clair Brown, Giáo sư Tiến sĩ Giám đốc Trung tâm Kinh tế Lao động và Quản lý Nguồn nhân lực, Công nghệ và xã hội tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, nhà kinh tế học hùng biện về một hệ thống kinh tế dựa trên lòng vị tha, tính bền vững và cuộc sống có ý nghĩa.
Điểm khởi đầu của quyển sách mới của nữ cư sĩ Clair Brown “Kinh tế học Phật giáo” (Buddhist economics), là mục tiêu của bất kỳ hệ thống kinh tế nào, tất cả vì sự an lạc hạnh phúc cho nhân loại. Hệ thống thị trường tự do định nghĩa hạnh phúc như thế nào, kinh tế học Phật giáo khác nhau như thế nào?
Giáo sư Clair Brown: Kinh tế thị trường tự do cho rằng, mọi người đều có thể tăng trưởng hạnh phúc, sự hài lòng trong cuộc sống bằng cách mua sắm và tiêu dùng nhiều hơn. Đây là cách con người trở nên hài lòng hơn, hạnh phúc hơn và bằng lòng hơn - bằng cách tiêu dùng nhiều hơn.
Trong kinh tế học Phật giáo (Buddhist economics), sự an lạc hạnh phúc được định nghĩa bằng khái niệm về Sự phụ thuộc lẫn nhau (mutual unterdependence), một khái niệm trong kinh tế học và quan hệ quốc tế, chỉ sự phụ thuộc và tương tác song phương giữa các cá nhân, tổ chức, hoặc quốc gia trong một hệ thống. Trong sự phụ thuộc lẫn nhau, mỗi bên có sự ảnh hưởng và phụ thuộc vào các bên khác, sự tồn tại và thành công của mỗi bên phụ thuộc vào sự hợp tác và tương tác với những bên khác.
Tất cả mọi người, tất cả chúng sinh và với thiên nhiên đều phụ thuộc lẫn nhau. Sự an lạc hạnh phúc đến từ việc đảm bảo mọi người có cuộc sống tự do thoải mái, đàng hoàng, các tương tác cơ bản của tự nhiên, sự quan tâm với nhau một cách có ý nghĩa.
Vì thế, một hệ thống định nghĩa sự an lạc hạnh phúc từ quan điểm vật chất và hệ thống khác là hệ thống kinh tế vun bồi hạnh phúc phi vật chất.
Đúng như thế. Trong hệ thống thị trường tự do, các bạn theo đuổi hàng hóa để trở nên an lạc hạnh phúc. Là phật tử, chúng ta biết rằng sự an lạc hạnh phúc không đến từ việc lấp đầy tiện nghi vật chất, hay sung mãn về nhu yếu phẩm của mình. Vì thế, chúng ta chuyển từ nền kinh tế sung mãn (closet-full economics) sang nền kinh tế tri thức (mind-full economics).
Đây là một nơi thú vị mà kinh tế thị trường tự do và Phật giáo đồng ý rằng những mong muốn của chúng ta không bao giờ có thể hiện thực được. Người này thì coi đây là nguồn lợi nhuận, người kia lại coi đây là nguồn gốc của những nỗi khổ niềm đau.
Lòng tham lam của mọi người không bao giờ cảm thấy vừa đủ; sự ham muốn càng nhiều càng tốt. Đây là một giả định quan trọng của mô hình thị trường tự do. Nhưng là phật tử, chúng ta biết rằng việc theo đuổi của cải, tiện nghi vật chất chẳng những không làm cho chúng ta an lạc hạnh phúc mà còn thực sự gây ra phiền não. Nó chỉ gây ra cho chúng ta tất cả những nỗi khổ niềm đau mà thôi.
Phúc sinh ra bởi vô dục mà tai họa sinh ra bởi ham muốn. Biết đủ thì sẽ giàu có, người tham lam của cải mà không biết dừng thì tuy có thiên hạ cũng không gọi là giàu. Người không biết đủ thì cho dù sở hữu bao nhiều tiền bạc, địa vị cũng vẫn luôn thấy thiếu. Bởi lòng tham của con người không có giới hạn.
Nhiều người mải mê chạy theo vật chất, danh lợi bởi nghĩ rằng có càng nhiều bản thân sẽ càng hạnh phúc. Nhưng thực tế cuộc sống đã chứng minh, họ sai và chính bản thân họ mãi rơi vào vòng luẩn quẩn của tiền tài mãi không rút chân ra được.
Trong vòng xoáy tất bật của cuộc sống, tất cả chúng ta đều tự hỏi, hạnh phúc ở đâu? Niềm vui ở đâu khi chưa có đủ tiền bạc? Kỳ thực, tiền bạc không phải là thứ có thể quyết định được hạnh phúc, niềm vui của cuộc đời bạn.
Tôi nghĩ nếu chúng ta quay trở lại một hệ thống có nhiều dịch vụ chăm sóc trẻ em, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục nhiều hơn, điều này sẽ khuyến khích chúng ta tập trung hơn vào những gì tạo ra một cuộc sống đầy ý nghĩa.
Cuối cùng điều này phải xuất phát từ những quan điểm khác nhau về bản chất con người.
Câu hỏi về bản chất con người là chìa khoá cho sự khác biệt giữa thị trường tự do và kinh tế học Phật giáo. Như đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại, quan điểm của Phật giáo là bản chất của con người vốn đã hoàn hảo và con người mong muốn tâm vô ngã vị tha - đây là thiện tâm cơ bản của họ. Kinh tế thị trường tự do bắt đầu từ giả định ngược lại: Con người chỉ nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của bản thân mà vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến nỗi đau khổ và bất hạnh của người khác!
Ở đây có một câu hỏi con gà và quả trứng gà. Chúng tôi cho rằng nếu mọi người trở nên với tâm vô ngã vị tha hơn và nhận ra sự phụ thuộc lẫn nhau của họ thì hệ thống kinh tế sẽ phát triển tương ưng. Nhưng liệu nó cũng có thể hoạt động theo cách khác - liệu một hệ thống kinh tế khác có thực sự khuyến khích bởi thay đổi ở cấp cá nhân và thậm chí cả tinh thần không? Có thể chúng ta sử dụng hệ thống kinh tế để giúp phát huy những điều hoàn hảo nhất của bản thân không?
Nếu chúng ta đặt con người vào khuôn khổ an sinh xã hội đúng đắn thì tâm vô ngã vị tha và từ bi tâm của họ sẽ bộc lộ. Nhưng khi chúng ta đặt con người vào kinh tế thị trường này, nơi mọi người đều nắm bắt và so sánh thu nhập, thì việc tư duy về bất cứ điều gì khác ngoài bản thân các bạn sẽ khó hơn nhiều.
Giữa thế kỷ 20, khoảng thập niên 1950-1960, chúng ta đã hướng tới một hệ thống kinh tế toàn diện hơn, một hệ thống có nhiều dịch vụ công. Sau đó, bùng nổ, vào những thập niên 1980, Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ Ronald Reagan (Nhiệm kỳ: 1981-1989) đã bắt đầu thực hiện các sáng kiến kinh tế và chính trị sâu rộng. Các chính sách kinh tế học trọng cung của ông, được gọi là “Học thuyết Reagan”, ủng hộ việc giảm thuế suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bãi bỏ quy định kinh tế và giảm chi tiêu của chính phủ.
Ngay cả ở thành phố Berkeley, tiểu bang California, Hoa Kỳ, tôi nhận thấy rằng đột nhiên các sinh viên trở nên ích kỷ, cạnh tranh và hay phán xét nhiều hơn. Nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta quay trở lại một hệ thống chăm sóc trẻ em, dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục nhiều hơn, điều này sẽ khuyến khích chúng ta tập trung hơn vào những gì tạo ra một cuộc sống đầy ý nghĩa.
Điều này bắt đầu từ dưới cùng với những giá trị và thực tiễn của chính người dân, hay từ trên cùng với một hệ thống kinh tế khác?
Tôi nghĩ các bạn cần cả hai. Trong cộng đồng, chúng ta cần những người lãnh đạo tinh thần để giúp mọi người có chánh niệm hơn. Nhưng chính phủ Hoa Kỳ cần cơ cấu lại cách thức hoạt động của nền kinh tế, cung cấp các dịch vụ và ưu đãi giúp người dân từ bi hơn và sống một đời sống có năng lực và ý nghĩa hơn.
Theo tôi nghĩ rằng, biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể giúp thúc đẩy chúng ta đi theo hướng này, bởi vì chúng ta không thể tiếp tục tiêu thụ. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã tiêu thụ nhiều hơn mức mà hành tinh của chúng ta có thể chịu đựng được.
Trong tác phẩm của nữ Cư sĩ Giáo sư Clair Brown đã mô tả ba nguyên tắc Kinh tế học Phật giáo. Đây là chất lượng cuộc sống, sự bền vững và thịnh vượng chung. Cùng một lúc chúng ta hãy nhìn vào những cái này.
* Đầu tiên, xác định mục tiêu là “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả bản thân và người khác”. Và thuyết minh rằng: “Hệ thống kinh tế nên khuyến khích chúng ta hoặc giúp chúng ta có một cuộc sống đầy ý nghĩa thiết thực”. Làm thế để có một hệ thống kinh tế có thể thực hiện được?
Mỗi người đều cần phải có một mức tiêu dùng nhất định để có được cuộc sống thanh thản hồn nhiên. Nhu cầu của họ cần thức ăn, nước uống, chỗ ở, chăm sóc y tế, giáo dục. Nhưng một khi bạn đã đạt được tiêu chuẩn cơ bản này, bạn có thể nghĩ đến việc tạo ra một cuộc sống đầy ý nghĩa thiết thực thông qua các mối liên kết của bản thân - thông qua việc giúp đỡ người khác cũng như tận hưởng và bảo vệ thiên nhiên.
Giây phút bạn nhận ra tất cả mọi người, tất cả chúng sinh và với thiên nhiên đều phụ thuộc lẫn nhau, cam kết chữa lành và bảo vệ nó, hệ thống kinh tế của bạn sẽ hoàn toàn thay đổi.
Vì thế, trước tiên hệ thống này cung cấp mức tiêu dùng cơ bản cho mọi người để có một cuộc sống thanh thản hồn nhiên, như họ đã làm ở Bắc Âu.
Khi đã đạt được điều này, bạn có thể bắt đầu giải quyết những điều tạo nên một cuộc sống đầy ý nghĩa thiết thực: Chúng ta cần cung cấp những gì để cộng đồng và gia đình hoạt động tốt? Như thế người dân không phải làm việc quá sức mà có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình, cộng đồng? Để họ có thể bắt đầu làm những việc giúp họ trân trọng khoảnh khắc này? Để họ có thể giúp đỡ người khác và thu hút mọi người cùng chí hướng?
Chất lượng cuộc sống được nâng cao có nghĩa là cho phép chúng ta sống một cách toàn diện, khi các nhu cầu cơ bản của chúng ta được đáp ứng. Nó không dựa trên tiêu dùng cá nhân. Nó dựa trên việc tạo ra một hệ thống phù hợp với tất cả mọi người. Điều này đòi hỏi rất nhiều dịch vụ công cộng và tốn kém. Điều này có nghĩa là đảm bảo rằng mọi người đều được giáo dục tốt, nhận được sự trợ giúp mà họ cần và cơ sở hạ tầng hoạt động bằng năng lượng tái tạo.
Đây là định nghĩa về chất lượng cuộc sống vượt xa các thước đo tiêu chuẩn kinh tế.
Định nghĩa tiêu chuẩn cho hiệu quả kinh tế là thu nhập bình quân đầu người. Nó không bao gồm bất kỳ điều gì thực sự quan trọng đối với con người khi nhu cầu cơ bản của họ được đáp ứng. Tất cả những điều đó đều bị loại khỏi các thước đo thông thường về mức sống. Tôi dành cả một chương trong tác phẩm để nói thảo luận về hiệu quả kinh tế. Chúng ta nên đo lường nó như thế nào? Bởi vì điều này không hề dễ dàng, ngay cả đối với một nhà kinh tế học.
* Nguyên tắc thứ hai của kinh tế học Phật giáo mà bạn liệt kê là tính bền vững. Triết học Phật giáo đặc biệt giúp chúng ta giải quyết các vấn đề như thế nào?
Thông qua sự thật về sự phụ thuộc lẫn nhau. Phật giáo dạy rằng tất cả mọi người, tất cả chúng sinh và với thiên nhiên đều tương quan với nhau. Đây là một phần con người chúng ta. Vì thế, ngay khi bạn nhận ra tất cả mọi người, tất cả chúng sinh và với thiên nhiên đều phụ thuộc lẫn nhau và cam kết chữa lành và bảo vệ nó, hệ thống kinh tế của bạn sẽ hoàn toàn thay đổi.
Giả định rằng kinh tế thị trường tự do phải chi phối thiên nhiên. Nó là một loại hàng hóa mà chúng ta sử dụng để nâng cao mức sống và tiêu dùng. Đây là vai trò của thiên nhiên - đó là nguyên liệu thô. Chúng ta có thể làm ô nhiễm không khí, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì chúng ta muốn, miễn là lợi ích lớn hơn chi phí. Đây là quy luật duy nhất trong kinh tế thị trường tự do. Lợi ích là cá nhân thu nhập và tiêu dùng.
Nhưng cho đến gần đây, chúng ta không thường xuyên tính toán cái giá phải trả cho hành tinh và nhân loại. Cuối cùng, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn về cái giá phải trả khi coi thiên nhiên chỉ là tài nguyên.
Trong Phật giáo, chúng ta tôn vinh và bảo vệ môi trường thiên nhiên và nhận ra rằng chúng ta và môi trường thiên nhiên phụ thuộc lẫn nhau. Đối với một phật tử, ý tưởng cho rằng chúng ta sẽ vượt xa khả năng của hành tinh để nuôi dưỡng tất cả chúng sinh - không chỉ riêng con người, mà tất cả chúng sinh - là điều không thể nghĩ ra được.
Đặc biệt chúng ta quan tâm đến sức khoẻ của môi trường thiên nhiên và khả năng tồn tại của nó cho các thế hệ tương lai, và cho tất cả mọi loài sinh vật. Sự khác biệt so với quan điểm của thị trường tự do giống như ngày và đêm vậy.
Từ một nguồn tài nguyên thiên nhiên tồn tại để chúng ta tiêu dùng sang môi trường mà chúng ta sinh sống là một phần trong đó, làm thế nào để chúng ta thay đổi quan niệm này? Đây chỉ đơn giản là nỗi sợ hãi về thảm hoạ sắp xảy ra hay nó đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc hơn về sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau mà Phật giáo đã chỉ ra?
Tôi không chắc rằng không phải là giải pháp chúng ta sẽ quyết định tiêu dùng như thế nào. Gần đây tôi đã làm việc với một số nhà khoa học công nghệ, những người thực sự tin rằng một số công nghệ sẽ xuất hiện - B.A.M (Business Account Management – Quản lý Quan hệ khách hàng)! - và cứu chúng ta. Họ quá lạc quan về điều này và có thể xảy ra sớm như thế nào và nó sẽ ra sao. Họ không phải lo lắng vì bằng cách nào đó công nghệ sẽ xuất hiện và có thể tiếp tục thống trị trái đất và cứu chúng ta.
Tôi nghĩ Thoả thuận Paris được thông qua tại Hội nghị các bên lần thứ 21 của Công ước khung Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) vào tháng 12 năm 2015 là một bước tiến lớn trong cách thay đổi tư duy, về những gì có thể xảy ra trong cuộc đời và những gì sẽ mang lại mức sống cao trong một thế giới bền vững.
Tuy nhiên, điều đầu tiên mọi người cho rằng rằng: “Được rồi, hãy có nhiều năng lượng tái tạo hơn”. Nhưng các nhà khoa học khí hậu liên tục nói với chúng ta. “Chỉ một giây thôi, chúng ta cần phải làm nhiều hơn thế nữa”. Chúng ta gặp phải vấn đề về nước; chúng ta gặp phải vấn đề với việc sản xuất thực phẩm. Chúng ta thực sự sẽ phải suy nghĩ một cách toàn cầu về những gì đang xảy ra với tài nguyên của thế giới.
Tôi nghĩ đây là một quá trình giáo dục. Có lẽ nó sẽ đưa chúng ta đi hơi chậm một chút, nhưng khí hậu quả của sự nóng lên toàn cầu trở nên rõ ràng hơn đối với chúng ta, tôi nghĩ mọi người sẽ bắt đầu - hy vọng - thay đổi.
* Nguyên tắc thứ ba là chia sẻ thịnh vượng, nghĩa là giảm bớt bình đẳng thu nhập trong nền kinh tế. Bạn có thể nói rằng điều này chỉ ra sự khác biệt giữa tính tư lợi hạn hẹp của kinh tế thị trường tự do và điều mà Đức Đạt Lai Lạt Ma mô tả là tính tư lợi sáng suốt trong việc quan tâm đến người khác.
Khi những nỗi khổ niềm đau của bạn chính là nỗi khổ đau của tôi, bởi vì chúng ta luôn tương tác phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng hãy tiến thêm một bước nữa.
Trong mô hình thị trường tự do, bạn không thể biện minh cho việc phân phối lại tiền của Bill Gates - Nhà sáng lập Microsoft, một trong những người giàu nhất thế giới, là doanh nhân nổi tiếng trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân đã cứu giúp cho đưa trẻ đang chết đói, bởi vì tỷ phú Bill Gates vẫn nhận được lợi ích và sự hài lòng từ đồng đô la Mỹ cuối cùng của mình. Làm sao bạn có thể đánh giá sự hài lòng của anh ấy đối với đứa trẻ? Mô hình không cho phép những kiểu so sánh này.
Mọi người thực sự không khó khăn khi phải loại bỏ hàng hoá có địa vị (Positional Good; hàng hóa và dịch vụ mà mọi người coi trọng vì nguồn cung của nó hạn chế và vì chúng thể hiện một chỗ đứng tương đối cao trong xã hội). Trên thực tế, điều này khiến họ hạnh phúc hơn.
Trong mô hình Phật giáo, bạn sẽ không bao giờ để bất kỳ đứa trẻ nào chết đói. Thực ra có một lịch sử lâu dài trong kinh tế học về cái được gọi là giả thuyết thu nhập tương đối. Đây là lý tưởng cho rằng những người ở tầng trên đang tiêu tiền vào những hàng hoá có vị trí hoặc địa vị mà không giúp ích gì cho xã hội.
Vì vậy, thật tốt khi lấy số tiền họ đang chi cho hàng hoá địa vị và đưa nó cho những người đang có nhu cầu để mua những thứ cơ bản của cuộc sống. Bạn tăng phúc lợi xã hội bằng cách lấy tiền từ người giàu có và đưa cho những người nghèo khó.
Ý của bạn là phúc lợi xã hội như trong các dịch vụ xã hội, hay phúc lợi của toàn xã hội? Thật thú vị khi bạn có thể định nghĩa nó theo hai cách khác nhau, bởi vì cả hai đều mang lại giải pháp hạn chế bất bình đẳng xã hội hơn.
Trong khi kinh tế học, phúc lợi xã hội đề cập đến sự thịnh vượng của toàn xã hội. Bạn đưa ra quan điểm thú vị rằng phúc lợi xã hội được cải thiện khi chúng ta giảm bớt bình đẳng thu nhập trong nền kinh tế bằng cách phân phối lại thu nhập và cung cấp các dịch vụ xã hội.
Tất cả chúng ta đều cảm thấy tốt hơn rất nhiều khi mọi người đều có một cuộc sống thanh thản hồn nhiên. Và mọi người thực sự không gặp khó khăn khi phải loại bỏ hàng hoá có địa vị. Trên thực tế, điều này khiến họ hạnh phúc hơn. Họ không tách biệt với người khác, họ ít phán xét hơn và không còn so sánh mình với người khác nữa. Bạn có thể tiêu thụ nhưng không phụ thuộc vào cách tham lam ích kỷ. Chúng ta cần đảm bảo rằng không ai bị đói khi chúng ta ăn uống những thứ ngon lành.
Bạn trích dẫn nghiên cứu cho thấy mức độ hạnh phúc cao hơn ở những xã hội giảm thiểu bất bình đẳng về thu nhập hơn.
Đúng như thế. Trong nền kinh tế thị trường tự do, khi bất bình đẳng gia tăng, mọi người đều cảm thấy “Ôi Đức Chúa ơi! Thậm chí bây giờ tôi còn bị tụt hậu nhiều hơn nữa”. Nhưng khi tôi ở giữa một xã hội bất bình đẳng kinh tế (còn được gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập) hơn, tôi cảm thấy mình có một cuộc sống tuyệt vời!
Tôi muốn nói thêm rằng tại Hoa Kỳ, chúng ta quá tập trung vào quê hương đất nước của mình. Khi thảo luận về sự thịnh vượng chung trong kinh tế học Phật giáo, chúng ta áp dụng quan điểm của Liên Hợp Quốc về các Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) cho mọi người. Điều này đưa chúng ta từ 325 triệu người lên đến 7,5 tỷ người, trong đó hơn 5 tỷ người thậm chí không nghĩ đến việc có một cuộc sống đầy ý nghĩa hơn vì họ phải dành quá nhiều thời gian chỉ để nuôi sống bản thân.
Để chuyển từ Kinh tế học dòng chính (Mainstream Economics) chuyển sang Kinh tế học Phật giáo (Buddhist economics), thực sự chúng ta cần phải rút ngắn tuần làm việc.
Nhìn khắp thế giới, bạn nghĩ nền kinh tế nào phản ánh rõ nhất các giá trị của kinh tế học Phật giáo?
Ở các nước phát triển, theo tôi và mọi người đều nghĩ ngay đến Bắc Âu (khu vực nằm ở phía Bắc của châu Âu, nằm ở các vĩ độ cao nhất của châu Âu). Các quốc gia như Đan Mạch và Thuỵ Điển có chỉ số hạnh phúc rất cao. Họ đạt chỉ số rất cao về y tế và giáo dục, việc bất bình đẳng kinh tế (còn được gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập) rất thấp.
Mọi người đều quan tâm lẫn nhau và nếu bạn hỏi mọi người xem có cần gì thêm không, họ sẽ nói: “Không, tôi không cần gì nhiều hơn, tôi đã có một cuộc sống tươi đẹp tuyệt hảo! Thực ra, nếu tôi muốn bất cứ điều gì khác thì đây là thời gian dành cho gia đình và giúp đỡ cộng đồng của tôi nhiều hơn một chút”.
Vì thế, ngay cả ở những quốc gia kia, họ cũng cảm thấy căng thẳng bởi có quá nhiều việc phải làm vì thời gian làm việc vẫn còn quá dài. Tôi nghĩ để chuyển từ từ Kinh tế học dòng chính (Mainstream Economics) chuyển sang Kinh tế học Phật giáo Buddhist economics - và để cứu hành tinh - thực sự chúng ta cần rút ngắn tuần làm việc. Nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được điều đó, ngay cả ở những nền dân chủ xã hội hoạt động tốt nhất.
Trong số này nếu mô hình dân chủ xã hội đạt được nhiều mục tiêu, thì triết lý đạo Phật thực sự phải mang đến điều gì, nếu nó đã diễn ra ở những nơi mà Phật giáo chưa thông báo?
Chúng ta cần tiếp tục quay trở lại với sự bền vững, bởi vì những quốc gia đó thực sự chưa bền vững. Trong số họ rất nhiều nhiều đang sản xuất nhiên liệu hoá thạch để xuất khẩu và lối sống của họ vẫn quá thiên về tiêu dùng. Một điều nữa là các nước dân chủ xã hội không nói đến chánh niệm. Họ không thuyết minh rõ về việc giảm bớt những nỗi khổ niềm đau hay trân trọng khoảnh khắc hiện tại.
Ngay cả trong những xã hội này, vẫn có rất nhiều sự bần cùng hóa (alienation), đây là dấu hiệu cho thấy mặc dù những xã hội này hoạt động sung túc nhưng các giá trị của chúng vẫn còn quá thiên về sự hưởng thụ tiện nghi vật chất để cuối cùng có thể áp dụng được theo quan điểm của con người.
Thành thật mà nói, tôi nghĩ một phần của vấn đề là Hoa Kỳ có số lượng tỷ phú cùng triệu phú nhiều nhất thế giới; Nền kinh tế Hoa Kỳ lớn nhất thế giới theo GDP thực tế sẽ trông như thế nào.
Chúng tôi vẫn coi Hoa Kỳ là hình mẫu của thế giới. Mọi người đều xem phát thanh truyền hình Mỹ và đột nhiên họ cảm thấy cần phải có sự sung túc về tiện nghi vật chất, những chiếc xe ô tô đắc tiền ngốn nhiều xăng. Nó đang gây ra vấn đề trên toàn thế giới. Sẽ rất hữu ích nếu Hoa Kỳ đi đầu trong việc cho rằng hãy trở nên bền vững và quan tâm hơn nữa đến mọi người.
Cuối cùng, điều này không có nghĩa là theo quan điểm thông thường, nhiều người trong chúng ta sẽ phải lâm vào cảnh nghèo khó hơn để thực hiện điều này? Và mọi người sẽ phải bị thuyết phục để chấp nhận điều đó?
Tất cả chúng ta đều có lối sống tự nhiên hơn, vâng! Điều ấy có nghĩa là tiết kiệm, giảm lãng phí trong dùng vốn, tài sản và nguồn nhân lực. Đây là nơi tôi nghĩ rằng ngữ nghĩa là quan trọng. Bạn đang sử dụng từ “bần cùng” theo nghĩa thị trường tự do, vốn định nghĩa sự giàu có chỉ đơn thuần là thụ hưởng sung túc về tiện nghi vật chất. Trong khi đó, theo mô hình Phật giáo, thì thuyết minh rằng chúng ta với mức sống thực sự phong phú bởi chúng ta trân quý gia đình, tổ ấm yêu thương, cộng đồng và thiên nhiên.
Điều mà bạn phải tranh luận thành công là sự thay đổi trong mô hình kinh tế này sẽ không làm cho bạn nghèo khổ hơn, mà theo một cách sâu sắc hơn, nó sẽ khiến cho bạn giàu có hơn lên. Bởi vì nếu bạn không thể thuyết phục mọi người về điều đó thì sẽ không có gì thay đổi cả.
Đây là lý do tại sao chúng ta cần tư duy về các các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Thịnh vượng là gì? Chất lượng cuộc sống của chúng ta là gì? Đó không phải là tiêu dùng.
Đó là quan niệm của Phật giáo về sự giàu tình yêu thương, từ bi tâm - sức mạnh chữa lành cả tâm hồn, thể chất và giàu có về tiện nghi vật chất, trong đó ngay cả của cải bên ngoài cũng bao gồm nhiều thứ hơn những gì chúng ta mua và tiêu dùng. Sự giàu tình yêu thương, từ bi tâm - sức mạnh chữa lành cả tâm hồn là cực kỳ quan trọng đối với sự an lạc hạnh phúc của chúng ta.
Tác giả: Melvin McLeod Việt dịch: Bhikkhu Truyền Phước Nguồn: Buddhist Wisdom for Our Time
Bình luận (0)