Câu chuyện kỳ lạ của Hòa thượng và lời dặn “Vì sao không nên ăn thịt chó”?*
ISSN: 2734-9195
15:20 01/08/2019
Trong hành trình tri ân từ Hà Nội vào Huế, chúng tôi đi viếng các nghĩa trang liệt sĩ và rất may mắn chúng tôi được vào chùa Cam Lộ và gặp Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Trị - Hòa thượng Thích Thiện Tấn. Nhiều người nói ông là một Hòa thượng rất uyên thâm, những câu chuyện phức tạp, khó hiểu nhất đều được ông lý giải thật đơn giản và dễ hiểu.
Hòa thượng hỏi tôi có sức khỏe không, tôi khẳng định “có” vì tôi vẫn còn trẻ và cũng to cao. Hòa thượng bảo tôi bê một chậu cây cảnh vào và nhấc lên đặt xuống vài ba lần, tôi làm ngay và thấy nó cũng nhẹ thôi.
Nếu Hòa thượng muốn thử sức tôi thì phải lấy cái chậu cảnh gấp 2-3 lần thế này mới thể hiện hết sức mạnh của tôi. Hòa thượng nói tôi chắp tay lại nguyện ước được khỏe mạnh, hạnh phúc, được gặp những điều may mắn và nhất là mẹ tôi có sức khỏe sống cùng tôi đến trăm tuổi, sau đó Hòa thượng trì chú vào chậu cây và bảo tôi nhấc lên.
Thật kì lạ cái chậu tôi vừa nhấc lên đặt xuống nhẹ như không, bây giờ trở nên nặng trĩu, tôi phải cố gắng lắm lắm mới nhấc lên nổi. Lúc này tôi cảm thấy đã khâm phục thật sự, nhưng Hòa thượng lại tỏ vẻ không hài lòng, bảo tôi làm đi làm lại vài ba lần. Tôi vẫn có thể nhấc lên được dù rất nặng.
Rồi Hòa thượng chợt hỏi tôi “có phải con thỉnh thoảng vẫn ăn thịt chó phải không?”
Tôi ngần ngại một lúc rồi trả lời “có ạ”. Hòa thượng lặng im một lúc rồi Ngài nói rất ân cần: “Đối với người theo đạo Phật thì không bao giờ nên ăn thịt chó, vì chó là bạn thân thiết nhất của con người, canh giữ nhà cửa, vui cùng với chủ, buồn cùng với chủ, là nhân vật đầu tiên mừng rỡ đón ở cửa khi chủ về đến nhà, nhưng tất cả những điều đấy chỉ là lý do nhỏ thôi.”
Rồi Hòa thượng nói tiếp “khi con người ốm đau bệnh tật ho lao, khạc đờm, nôn mửa, đại tiện vì những căn bệnh như kiết lỵ, trúng độc, nhiễm khuẩn, chó đều dọn sạch, những thứ đấy đi đâu? Vào bụng nó hóa thành xương thịt nó, máu huyết nó, còn con người lại thích thú khi được ăn thịt chó, mong muốn ăn thịt chó uống tiết canh. Con hãy suy nghĩ kĩ về điều này, có nên ăn thịt chó nữa hay không?”
Sau vài phút suy ngẫm tôi cảm thấy rùng mình, lạnh sống lưng và không phải một mình tôi, cả đoàn ai cũng muốn nôn ói.
Tôi hứa với Hòa thượng “Con sẽ không bao giờ động đến thịt chó nữa”.
Tôi hiểu rằng điều này là tốt cho tôi chứ không phải tốt cho Hòa thượng, lúc này Hòa thượng mới nói: “Con hãy ngửa mặt lên trời và thề nguyện với trời đất không bao giờ ăn thịt chó nữa”. Khi tôi làm xong Hòa thượng nói: “Bây giờ ông chú nguyện mà con vẫn nhấc nổi chậu cây này lên thì chứng tỏ phúc con còn mỏng, đức con còn yếu”.
Tất nhiên tôi nghĩ, phúc đức của tôi nó nằm ở đâu đó chứ không nằm ở chậu cây, nhưng lần này thì Hòa thượng có vẻ rất mãn nguyện vì sau khi ông trì chú tôi gắng hết sức đỏ mặt tía tai cũng không thể nhấc nổi cái chậu ấy lên. Thì ra Hòa thượng cân phúc đức bằng việc lấy hết phúc đức của tôi đặt vào chậu cây này, không biết nghĩ gì, nhưng tôi và mọi người hoàn toàn tâm phục khẩu phục Ngài. Chỉ sau mấy lời chú của thầy và một lời thệ nguyện của tôi từ bỏ thịt chó mà chậu cây như nặng hàng trăm cân.
Rồi Hòa thượng bảo “việc xong rồi thôi cất chậu cây đi”.
Mặt tôi xanh lét: “Làm sao con bê nổi cơ chứ?” nhưng Hòa thượng nói: “Hòa thượng đã bỏ ra rồi”. Quả thật tôi nhấc chậu cây lên và nó lại nhẹ như lúc ban đầu.
Trên đây là câu chuyện hoàn toàn có thật trong chuyến đi vừa qua mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn hãy đọc và suy ngẫm rồi tự quyết định xem có nên ăn thịt chó hay không!
Nguồn trích: Nguonsang.comLink gốc: http:/nguonsang.com/vi-sao-khong- nen-an-thit-cho-6895.htm* Tiêu đề do BBT đặt, tiêu đề cũ “Vì sao không nên ăn thịt chó?”
Qua việc so sánh giữa bản CNNA và tác phẩm CNPV của Tuệ Tĩnh đồng thời so với cuốn Từ điển Việt Bồ La thì nhiều khả năng Thiền sư Tuệ Tĩnh là người đã viết CNPV tiền thân của CNNA.
Đi cùng với những tấm thiệp có những biểu tượng may mắn, cát tường này là những câu kệ (thơ) trong kinh HOA NGHIÊM quý báu, đại trí tuệ. Cầu chúc quý độc giả của Tạp Chí NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC một năm mới an lạc, may mắn và thành công.
Phật A Di Đà là một trong những nhân vật trung tâm của Phật giáo Đại thừa. Tại Việt Nam, niềm tin vào Ngài thấm sâu vào đời sống tâm linh, văn hóa và tín ngưỡng dân gian. Mời bạn đọc cùng Tạp chí tìm hiểu về đức Phật A Di Đà qua bộ câu hỏi dưới đây:
Giáo pháp Tịnh Độ không chỉ mang tính lý tưởng mà còn thiết thực, hướng dẫn chúng sinh vượt qua khổ đau bằng một phương tiện dễ dàng và hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh thời đại đầy biến động.
Đi cùng với những tấm thiệp có những biểu tượng may mắn, cát tường này là những câu kệ (thơ) trong kinh HOA NGHIÊM quý báu, đại trí tuệ. Cầu chúc quý độc giả của Tạp Chí NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC một năm mới an lạc, may mắn và thành công.
Vô thường không chỉ đơn thuần là một triết lý tri thức mà còn là lời nhắc nhở để chúng ta đối diện và nhận thức được bản chất thay đổi không ngừng của vạn vật theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Bình luận (0)