Chương trình Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2023 trao quà tới thương, bệnh binh
ISSN: 2734-9195
18:46 23/07/2023
Sáng ngày 23/07/2023, tại chùa Liên Phái (Hà Nội), Ban Tổ chức Chương trình "Giao lưu Nghệ thuật Vu Lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2023" phối hợp cùng Tạp chí Nghiên cứu Phật học tổ chức buổi lễ trao quà từ thiện cho một số thương, bệnh binh nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/07/1947-27/07/2023).
Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban TTTT TƯ GHPGVN, Trưởng Ban tổ chức Chương trình “Giao lưu Nghệ thuật Vu Lan – Đạo hiếu và Dân tộc năm 2023” cùng đại diện Ban Tổ chức đã đón tiếp hơn 20 thương, bệnh binh đại điện cho các thương, bệnh binh gia đình chính sách và người có công với cách mạng đến từ huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Chương trình “Giao lưu Nghệ thuật Vu Lan – Đạo hiếu và Dân tộc năm 2023” đã thể hiện xuyên suốt các hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn và tri ân đối với những người có công với nước trong nhiều hoạt động diễn ra từ tháng 5 năm 2023 đến thời gian diễn ra Chương trình Truyền hình trực tiếp vào tối ngày 24 tháng 8 năm 2023 tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội. Nhân dịp Kỷ niệm 76 năm Ngày TBLS. Trong khuôn khổ Chương trình, Ban tổ chức đã trích kinh phí và phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ & Dược phẩm Biocare trao tặng những phần quà đến một số thương, bệnh binh và các cựu chiến binh đến từ huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Những phần quà giàu ý nghĩa này không chỉ là sự tri ân mà còn là lời cầu nguyện cho những liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc. Cầu chúc cho các mẹ VNAH, những người có công với đất nước, các gia đình cách mạng, các thương, bệnh binh luôn được bình an, hạnh phúc và tràn đầy niềm vui.
Phát biểu tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Gia Quang nhấn mạnh: “Chúng ta không thể nào quên những người con hiền lành, những người cha yêu thương, những người anh hùng đã vĩnh viễn ra đi, họ đã hy sinh vì non sông tổ quốc. Tên tuổi của họ đã và mãi ghi dấu ấn trong trái tim và tâm hồn của chúng ta.Ngày nay, chúng ta cần gìn giữ và truyền đạt giá trị văn hóa, truyền thống và lòng đạo hiếu cao cả từ đời này sang đời khác. Để mãi mãi cho các thế hệ nối tiếp biết ơn, tôn trọng và gìn giữ những giá trị cao quý mà những người thương binh liệt sĩ đã dâng hiến cuộc đời mình cho tổ quốc.Tất cả chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ tinh thần tri ân, báo ân và đền ơn đáp nghĩa, cùng nhau xây dựng xã hội hòa bình, lan tỏa tình yêu thương và giàu lòng biết ơn. Cầu nguyện cho tất cả chúng sinh đều được sống trong bình an và hạnh phúc, giác ngộ tình thương và giữ trọn đạo hiếu với tinh thần tri ân, báo ân của những người con Phật”.Tiếp nối truyền thống, chúng ta còn nhiều việc nghĩa phải làm, đó là chăm lo hương khói cho các anh hùng liệt sỹ, chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình chính sách không chỉ là việc có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mà còn là việc quan trọng trong công tác giáo dục thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.Đó cũng là mục đích, ý nghĩa mà Ban tổ chức Chương trình Giao lưu Nghệ thuật Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2023 hướng đến, xiển dương và tôn vinh.Thiện Minh
Dụng chân tâm không chỉ đơn thuần là một bài thơ thiền sâu sắc mà còn là một lời nhắc nhở giản dị về lối sống hài hòa giữa động và tĩnh. Hãy để bài thơ này trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống của chúng ta, dẫn dắt chúng ta tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh...
Những lời răn dạy tràn đầy trí tuệ của Tổ Zhabdrung Ngawang Namgyel từ nhiều thế kỷ trước, vẫn còn rất hữu ích với nhiều thế hệ ngày nay. Sự nhấn mạnh của Tổ về những lời hứa nguyện, sự kiên tâm, kỷ luật tự thân và việc theo đuổi trí tuệ vẫn hoàn toàn có giá trị cho cả tu sĩ và người thế gian trong việc rèn luyện thân tâm...
Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau.
Bộ kinh A Di Đà nói về tâm Vô thượng, danh hiệu Phật A Di Đà chứa muôn ngàn công đức. Vì vậy người trì niệm sẽ được chư Phật hộ trì. Thế nhưng, người nào còn tạp niệm dơ bẩn thì tuy có niệm danh hiệu Phật A Di Đà vẫn chẳng hiểu gì về tu
Phẩm 40 trong kinh Hoa Nghiêm này thường được đa số phật tử phát tâm biên chép, đọc tụng, thậm chí là học thuộc lòng, vì nó quy hướng về cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Mi Đà.
Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau.
Anh Lý tin vào thế giới Cực Lạc của ngài A Mi Đà, nên anh chú trọng mỗi ngày niệm Phật thành tâm, lạy Phật, tụng kinh Hoa Nghiêm, thiền khoảng 30 phút, theo nếp ăn chay trường...
Thế là tháng 10 đã khép lại, xin chào tháng 11 với những cơn mưa phùn phất phơ trong gió lạnh, xin hãy gửi giùm ta chút nhớ thương, chút kính ơn đong đầy nơi sâu thẳm đến những bậc Ân sư mà ta đã gặp trong cuộc đời.
Những người phát tâm chép kinh Hoa Nghiêm thường chép Phẩm 11 ”Tịnh Hạnh”, Phẩm 12 “Hiền Thủ”, Phẩm 20 “Dạ Ma Cung Kệ Tán”, Phẩm 40 “ Hạnh, Nguyện Phổ Hiền”…
Bình luận (0)