Khi đi chùa, nên thay đổi nhận thức u mê của một số tín đồ, không cần đổi tiền lẻ, chỉ cần đặt vào một ban duy nhất, hoặc số tiền đó có thể đem đi làm từ thiện đúng chỗ
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, mở ra tháng Giêng, mà như theo các cụ từ xưa có câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, tới ngày này, dù bộn bề công việc nhưng người người, nhà nhà vẫn thu xếp thời gian để hòa mình vào những lễ hội khắp mọi miền Tổ quốc.
Mùa lễ hội diễn ra, dù biết vẫn có những “hạt sạn” trong chốn tâm linh, và đặc biệt là “nạn” rải tiền lẻ khắp các ban thờ, khắp mọi nơi trong chốn tâm linh được dịp phô diễn, mang đến một hình ảnh phản cảm trong mắt bạn bè du khách trong và ngoài nước.
Cũng là một hình thức rải tiền lẻ, trên báo Vnexpress, ngày 15/04/2017, có đưa tin, theo số liệu mới từ quỹ từ thiện Caritas, một tổ chức Công giáo quốc tế phi lợi nhuận, ban quản lý đài phun nước Trevi, Rome, Italy thu thập được gần 1,5 triệu USD tiền xu mà du khách ném xuống trong năm 2016.
Như vậy, một nước văn minh như Italy ở châu Âu cũng diễn ra việc rải hay tung tiền lẻ, nhưng ở hình thức này hay hình thức kia. Hình thức rải tiền lẻ diễn ra trên toàn cầu, không phân biệt quốc gia.
Sự mê tín của tín đồ nói chung diễn ra khắp nơi chứ không riêng gì một bộ phận tín đồ ở Việt Nam, không phân biệt mầu da, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt không gian địa lý.
Song, một số di tích, chùa ở Việt Nam bị nặng hơn, đó có thể là bởi:
Bố trí quá nhiều ban thờ; ban thờ nào cũng đặt hòm công đức, do vậy tâm lý người đi lễ chùa vì đã mê tín, không có sự hướng dẫn, dẫn tới đi ban nào cũng muốn đặt tiền, tiền chẵn thì không đặt đủ các ban, buộc họ phải đổi tiền lẻ cho nhiều, đặt được nhiều ban.
Những hành động trên của một bộ phận tín đồ u mê không có sự hướng dẫn của vị trụ trì, ban quản lý di tích, nên những hình ảnh phản cảm như dắt tiền lẻ vào tay tượng Phật, lấy tiền lẻ xoa vào chuông vào tượng Phật ngày càng tăng lên.
Ở miền Bắc, nếu như hình thức quản lý tốt thì không diễn ra nhiều hành động phản cảm trên, ví như:
Nếu các bạn có dịp sang thăm thiền viện Sùng Phúc Hà Nội, nơi sinh hoạt của các đạo tràng, ngày đông nhất cũng lên đến cả nghìn người, thế nhưng sẽ thấy chẳng có tờ tiền lẻ nào được dắt vào tay tượng, vào lọ hoa, rải ở các ban thờ…Chú ý quan sát, thấy mỗi ban đều có một vị Thầy đi nhắc nhở mọi người vào lễ, hướng dẫn họ theo môn quy thiền viện.
Hay như về chùa Tiêu (Bắc Ninh) tôi thật bất ngờ bởi không có hòm công đức, dù trước đó tôi đã đọc những dòng chữ này trên các trang mạng. Các ban thờ khá “đơn giản” bởi hoa quả, bánh kẹo, đèn nhang. Được biết sư cụ trụ trì luôn dạy phật tử, đức ở trong tâm mình chứ đâu phải ở cái hộp đựng tiền!
Hay thiền viện Tây Thiên Vĩnh Phúc, có ai thấy tiền lẻ rải ở các ban thờ không? Tuyệt nhiên không hề có, vì đã có các sư hướng dẫn phật tử cách thực hành đúng khi đi lễ.
Chùa Ngọc Quán Tình ở Long Biên, Hà Nội cũng vậy, các ban thờ rất trang nghiêm, và tuyệt nhiên không có hiện tượng phản cảm như đã nêu.
Cũng ở miền Bắc, nhưng ở các chùa đó các sư đã hướng dẫn cho phật tử chu đáo, nên không có hiện tượng rải tiền lẻ, nhét tiền vào khắp nơi, thậm chí cả ở các nơi tôn nghiêm như báo chí đã phản ánh.
Những điều trên đây, chứng tỏ những hành động phản cảm chốn tâm linh của một số bộ phận tín đồ u mê không thể đổ lỗi cho họ, mà hãy nhìn vào sự quản lý của các chùa, các điểm di tích đã có những biện pháp hướng dẫn tín đồ chưa? Có bố trí hòm công đức đúng với quy định hay chưa? Có bố trí người nhắc nhở công đức đúng nơi quy định hay chưa?
Bên cạnh đó, cũng phải nhìn lại tín đồ, một số có tư tưởng rằng mục đích đổi tiền lẻ để đặt đầy đủ các ban thế mới thiêng, rồi cầu cúng, van vái, xin đủ thứ…điều này trái hoàn toàn với giáo lý đạo Phật. Đi chùa cần nhất là tâm thành, mà mục đích chính của việc đi chùa là học hỏi Chính pháp, tập tu đức hạnh, chứ không phải đến chùa là cầu xin đủ thứ với chỉ vài tờ tiền lẻ…
Do đó, việc đổi tiền lẻ không bằng việc “đổi tâm” bằng cách:
Khi đi chùa, nên thay đổi nhận thức u mê của một số tín đồ, không cần đổi tiền lẻ, chỉ cần đặt vào một ban duy nhất, hoặc số tiền đó có thể đem đi làm từ thiện đúng chỗ đó cũng là một hình thức công đức, không nhất thiết cứ phải công đức ở chùa.
Khi đi chùa, không nên thắp hương nhiều, không xì xụp khấn vái mà hãy tin sâu giáo lý nhân quả, làm việc ác phải chịu quả ác, làm việc thiện hưởng quả thiện, đức Phật không giáng họa ban phúc cho một ai, mọi sự khổ vui đều do mình tạo lấy và mình có quyền thay đổi hoàn cảnh sự sống tùy theo năng lực và sự tu tập của bản thân.
Khi đi chùa, đó là có điều kiện học hỏi Tăng chúng, để trau dồi đạo đức; được nghe giảng pháp; được cúng dường chư tăng, ni; tu học và tham gia công tác phật sự của chùa khi có điều kiện.
Khi đi chùa, cầu nguyện cho mình và gia đình, những người thân được tinh tấn, đạo hạnh, chứ không nên cầu xin sự tham lam, ích kỷ.
Không những vãng cảnh chùa, mà nên tìm hiểu lịch sử ngôi chùa, lịch sử chư vị Tổ sư, bổ sung kiến thức, từ đó lấy công hạnh của các vị Tổ sư làm gương để tính tấn tu hành.
Bên cạnh đó, cũng cần có sự thay đổi về cách hướng dẫn, chỉ bảo tận tình chu đáo của vị trụ trì, của ban quản lý di tích cần được nâng lên. Cần bố trí hòm công đức hợp lý, bố trí người nhắc nhở ở những nơi tôn nghiêm. Có như vậy thì còn đâu những hình ảnh phản cảm trên.
Đi chùa lễ Phật là nét đẹp trong tín ngưỡng, văn hóa người dân Việt, tuy nhiên người dân cũng cần phải trang bị cho mình kiến thức về tôn giáo mà mình kính ngưỡng, tin theo. Có như vậy mới không rơi vào mê tín dị đoan.
Tác giả: Khánh AnTạp chí Nghiên cứu Phật học - Số tháng 1/2018
Dụng chân tâm không chỉ đơn thuần là một bài thơ thiền sâu sắc mà còn là một lời nhắc nhở giản dị về lối sống hài hòa giữa động và tĩnh. Hãy để bài thơ này trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống của chúng ta, dẫn dắt chúng ta tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh...
Những lời răn dạy tràn đầy trí tuệ của Tổ Zhabdrung Ngawang Namgyel từ nhiều thế kỷ trước, vẫn còn rất hữu ích với nhiều thế hệ ngày nay. Sự nhấn mạnh của Tổ về những lời hứa nguyện, sự kiên tâm, kỷ luật tự thân và việc theo đuổi trí tuệ vẫn hoàn toàn có giá trị cho cả tu sĩ và người thế gian trong việc rèn luyện thân tâm...
Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau.
Bộ kinh A Di Đà nói về tâm Vô thượng, danh hiệu Phật A Di Đà chứa muôn ngàn công đức. Vì vậy người trì niệm sẽ được chư Phật hộ trì. Thế nhưng, người nào còn tạp niệm dơ bẩn thì tuy có niệm danh hiệu Phật A Di Đà vẫn chẳng hiểu gì về tu
Phẩm 40 trong kinh Hoa Nghiêm này thường được đa số phật tử phát tâm biên chép, đọc tụng, thậm chí là học thuộc lòng, vì nó quy hướng về cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Mi Đà.
Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau.
Anh Lý tin vào thế giới Cực Lạc của ngài A Mi Đà, nên anh chú trọng mỗi ngày niệm Phật thành tâm, lạy Phật, tụng kinh Hoa Nghiêm, thiền khoảng 30 phút, theo nếp ăn chay trường...
Thế là tháng 10 đã khép lại, xin chào tháng 11 với những cơn mưa phùn phất phơ trong gió lạnh, xin hãy gửi giùm ta chút nhớ thương, chút kính ơn đong đầy nơi sâu thẳm đến những bậc Ân sư mà ta đã gặp trong cuộc đời.
Những người phát tâm chép kinh Hoa Nghiêm thường chép Phẩm 11 ”Tịnh Hạnh”, Phẩm 12 “Hiền Thủ”, Phẩm 20 “Dạ Ma Cung Kệ Tán”, Phẩm 40 “ Hạnh, Nguyện Phổ Hiền”…
Bình luận (0)