Những người thợ chuyên khắc ván gỗ kinh sách đã góp phần phổ biến một số lượng kinh sách không nhỏ trong kho tàng văn hiến của dân tộc. Tuy nhiên, vai trò của họ, những người đã từng khắc ván xưa ấy lại ít được nhắc đến...
Tác giả: Thích Giác Thành
Trong lịch sử in ấn sách chữ Hán – Nôm thời phong kiến, các thợ khắc ván của làng Hồng Lục 紅蓼(sau này thời vua Tự Đức đổi thành Thanh Lục/ Liệu 青蓼do kiêng húy) đã có công lao rất lớn trong việc khắc ván, phổ biến kinh sách. Những người thợ khắc ván ở làng tỏa đi khắp nơi để khắc những bộ kinh sách lớn cho các chùa. Tên tuổi của họ được khắc và in trong các bộ kinh sách, đây là những căn cứ xác đáng để vinh danh những cá nhân, tập thể, nghệ nhân đã dày công san khắc.
Khắc ván kinh sách, tranh mộc bản, sách lịch sử, thơ văn bằng chữ Hán, Nôm dưới các triều đại phong kiến nước ta đã trở thành một nghề của một số làng nghề như Hồng Liễu, Liễu Chàng, Hàng Trống, Đông Hồ…
Người làng Hồng Lục (Thanh Lục/ dân quen đọc là Liễu) từ xưa đến nay vẫn luôn tự hào cụ tổ nghề của nghề khắc ván in kinh sách là vị Thám hoa Họ Lương người trong làng. Theo “Văn bia đề tên tấn sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bửu thứ 3 (1442)”, tên tuổi Lương Như Hộc nằm thứ ba trong hàng Đệ nhất giáp, ứng với vị trí Thám hoa, ghi rõ: “Lương Như Hộc, người xã Hồng Lục, huyện Trường Tân”. Hiện nay trong làng còn đền thờ ông.
Những người thợ chuyên khắc ván gỗ kinh sách đã góp phần phổ biến một số lượng kinh sách không nhỏ trong kho tàng văn hiến của dân tộc. Tuy nhiên, họ những người đã từng khắc ván xưa ấy lại ít được nhắc đến. Hiện chưa có một thống kê chi tiết những người thợ của làng Thanh Liễu đã từng khắc các bộ kinh nào. Gia đình, dòng họ nào là người đóng góp nhiều cho việc khắc ván các bộ kinh. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu các người thợ khắc ván được ghi chép trong các bộ kinh mà chúng tôi tiếp cận được thì hiện nay có khoảng gần 100 người con của làng đã từng tham gia khắc ván kinh. Thông qua nghiên cứu các bộ kinh sách hiện còn bảo quản tại các chốn tổ như Bổ Đà, Vĩnh Nghiêm, Liên Phái, Bà Đá, Viên Minh, Tế Xuyên, Hòe Nhai, Yên Ninh…bước đầu có thể thống kê được tên người khắc ván.
Có thể chưa thật chính xác tên những cá nhân của làng Hồng Lục (Thanh Liễu) đã từng khắc các bộ kinh sách nổi tiếng của các chốn tổ. Dưới đây là danh sách tên những người thợ - nghệ nhân đã tham gia san khắc ván cho các chốn tổ, năm khắc ván. Chúng tôi hy vọng tiếp tục nghiên cứu để tìm được hết những cá nhân đã tham gia khắc ván nhằm tri ân và làm rạng danh cho dòng họ quê hương Thanh Liễu.
Danh sách cụ thể gồm:
Thanh Liễu Phó sứ Nguyễn Công Tiệp phụng san sách Như Lai Ứng Hiện đồ, đây là bộ sách có từ thời Lê, xong đến thời Tự Đức được trùng san lại. Bộ sách được khắc theo lối nhất văn nhất họa tỉ mĩ, công phu.
Nguyễn Công Học, Nguyễn Công Hạnh; Phó tú (1689); Sử Xuân, Sử Nhàn, Sử Tú (1734); Sử Thiện, Sử Luận (1748); Phó Xuân (1751); Phạm Đạt Thế (1766); Sử Kiêm (1779); Sử Tú (1792); Phó Quản, Trung Dương (1797); Phó Xuân, Sử Quản (1798); Phó Xuân (1799); Đạo Lục (1800)
Khán Tố, Sứ Ngọc (1823); Sứ Lễ (1824); Phó Doanh (1828); Phạm Hữu Bật (1829); Sử Quyền (1831); Nguyễn Đắc Trung (1833); Phó Chỉ (1838); Đốc San Phó Tài (1839); Sứ Doanh 1841; Sứ Thọ (1843); Phạm Hữu Nghị (1859); Nguyễn Văn Kế, Nguyễn Trung Hiền, Phạm Thọ Kì (1862); Nguyễn Nhân Minh, Nguyễn Nhân Tuyên, Nguyễn Huy Huyên, Nguyễn Công Trứ (1876); Nguyễn Huy Huyên, Nguyễn Nhân Tuyên, Nguyễn Thế Kế (1882) khắc ván cho chùa Trăm Gian Hải Dương; Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Danh Khiển (1888) khắc ván cho chùa Vĩnh Nghiêm; Phó Lượng (1890) khắc ván cho chùa Bổ Đà; Nguyễn Công Thiểm, Phạm Thọ Minh (1859) khắc ván cho chùa Trăm Gian Hải Dương; Phó Sự, Nguyễn Đức Thạc (1896); Phạm Văn Võ (1897); Nguyễn Văn Thiểm, Phạm Tuấn Tuyển, Phạm Hữu Diễn, Phạm Thọ Bàn, Phạm Tuấn Giá, Phạm Văn Năng (1898) khắc ván cho chùa Bồ Đề; Nguyễn Huy Tân (1901); Nguyễn Công Thiểm, Phạm Hữu Thám (1906); Phó Sô (1907); Phó Nhã (1908); Nguyễn Văn Đăng, Phạm Văn Tiên, Nguyễn Văn Giai (1908- 1909); Phạm Văn Trưng (1912); Phó Tân, Phó Tiêu, Phó Vinh, Mai Dần (1916) khắc ván cho chùa Vĩnh Nghiêm; Nguyễn Văn Lâm (1918); Phó Lân (1925); …..
Còn rất nhiều các nhân vật đã từng tham gia san khắc kinh sách khác chúng tôi vẫn đang tiến hành sưu tầm để bổ sung nghiên cứu. Bước đầu chúng tôi tạm thời liệt kê tên, những nghiên cứu tiếp theo chúng tôi sẽ bổ sung tên tác phẩm mà các người thợ, nghệ nhân đã san khắc.
Tác giả: Thích Giác Thành
Bình luận (0)