Vị Bồ tát Kỹ thuật số (Digital Bodhisatt) là một diễn đàn công cộng tích cực, và không gian thiết kế tổ chức các cuộc hội thảo thường xuyên về các vấn đề xã hội, văn hóa, và tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế.

Tác giả: Dexter Cohen Bohn Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Global - BDG

Chào mừng các bạn đã đến với lĩnh vực “hoằng dương phật pháp bằng công nghệ” Bồ tát Kỹ thuật số! Các bạn vừa tiến nhập vào một địa chỉ duy nhất trên internet được sử dụng để xác định và truy cập vào một trang web hoặc tài nguyên trực tuyến khác (domain) để khám phá Phật giáo dấn thân vào xã hội, nằm ở ngã tư của hoạt động từ bi tâm và công nghệ hiện đại.

Nội dung giữa vòng xoáy đang bao trùm bối cảnh kỹ thuật số với phạm vi rộng lớn này, nhận thức của các bạn đã ổn định có lẽ chỉ trong 5 phút cho lời đề nghị khiêm tốn của chúng tôi, hy vọng sự chú ý của các bạn không bị gián đoạn!

Quả thực, sự quan tâm của chúng ta là công nghệ và “sự đứt gãy”, chủ yếu nhờ vào sự thâm nhập nhận thức của công nghệ hiện đại. Từ ghi chép Thánh điển được ghi trên lá cọ đến Kinh thánh Gutenberg (còn được gọi là Kinh thánh 42 dòng, là phiên bản in đầu tiên của Kinh thánh và đã được hoan nghênh vì chất lượng kỹ thuật và thẩm mỹ cao), bây giờ là mạng Internet và Lưới Indra, là một mạng lưới vô tận được kết dệt từ những hạt châu; trong mạng-lưới này, mỗi hạt châu hàm chứa ánh sáng của tất cả những hạt châu còn lại, phản chiếu ánh sáng của chính mình – hạt châu ấy – đến tất cả những hạt châu còn lại trong toàn bộ mạng lưới, vũ trụ tràn ngập sóng hấp dẫn, người giải thoát, thậm chí cả phương tiện truyền thông siêu việt ngay cả trong tầm tay của chúng ta – nhưng cũng rất nhiều các thông tin hoặc hoạt động gây nhầm lẫn hay giải thích sai các xu hướng cơ bản thực sự (noise-độ nhiễu)!

Giờ đây, những chiếc hộp của Pandora* nằm gọn trong túi của chúng ta, trên kệ chứa các thiết bị có các cạnh bo tròn đẹp mắt và sự mô tả hình tượng giản dị thái quá đang chờ đợi cú chạm khởi đầu của một ngón tay cái không có sức lôi cuốn trên chiếc gương soi. Chúng ta đang sống trong một thời đại được đặc trưng bởi sự siêu trung gian của kinh nghiệm, xuyên qua networks (trong công nghệ đây chính là sự kết nối của ít nhất hai thiết bị máy tính và chia sẻ dữ liệu cùng với nhau), mạng lưới công nghệ cao mạnh mẽ và rộng lớn, tất cả đều tác dụng, tăng cường và mở rộng những sự khát khao cũng như không thích của chúng ta, tưởng chừng như theo hướng tốt hơn, nhưng thường thì lại trở nên tồi tệ hơn.

Mặc dù việc phát triển thuật toán nhận diện người qua vũ điệu này chỉ mới khởi động, nhưng nhiều người đã nhận thấy những lỗi cấu trúc đáng lo ngại trong công trình lớn, tốc độ ánh sáng, công nghệ không dây Lightspeed, một loại nhạc dance điện tử (techno) của chủ nghĩa tư bản. Một số người nói rằng, trò chơi quyền lực trong thời kỳ đổi mới ở Thung lũng Silicon, chúng ta chẳng khác gì những nông nô kỹ thuật số, tự do canh tác cày xới mảnh đất ảo với vô số nguồn cung cấp tin tức, trong khi các nhà lãnh chúa phong kiến của chúng ta, đã tìm được những giá trị vượt quá tầm hiểu biết. Những người khác đang xây dựng những đám mây không tưởng, bay lơ lửng trên những nền tảng của Vương quốc này, thử nghiệm các hình thức xã hội mới, bằng cách mã hoá các nguyên tắc của niềm tin, chủ quyền và quản trị phi tập trung.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Bo Tat Ky Thuat So 4Tiến nhập Bồ tát Kỹ thuật số (Enter Digital Bodhisattva)

Những phật tử dấn thân vào xã hội, đã và đang chú ý cẩn thận đến bối cảnh năng động này, khám phá và khéo léo trong hỗ trợ những can thiệp, nhằm phục vụ việc kiến tạo một thế giới ảo, trí tuệ nhân tạo và từ bi hơn. Như thế, mục đích của chuyên mục này là để trình bày rõ ràng địa hình đang phát triển trong thời hiện đại “hoằng dương phật pháp bằng công nghệ” như một lộ trình dẫn đến hạnh phúc toàn diện. Lấy cảm hứng từ lý tưởng Phật giáo về chân thành phụng sự chúng sinh thông qua các phương tiện thiện xảo, những bài viết này nhằm mục đích phác thảo về một vị Bồ tát Kỹ thuật số mới nổi, chúng ta tiếp nhận năng lượng trong phân tích xã hội mang tính xây dựng, các phương pháp thực hành sáng tạo và nuôi dưỡng sự hiện diện ảo có chính niệm.

Ngoài những từ này, vị Bồ tát Kỹ thuật số (Digital Bodhisatt) là một diễn đàn công cộng tích cực, không gian thiết kế tổ chức các cuộc hội thảo thường xuyên về các vấn đề xã hội, văn hóa, và tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi khuyến khích sự tham gia đa dạng và các cuộc giao lưu đối thoại này, kết hợp các quan điểm trong các cuộc họp mặt tại câu lạc bộ và các cuộc tìm hiểu sâu sắc về podcast (thuật ngữ chỉ các tệp âm thanh kỹ thuật số có sẵn trên Internet, với nhiều chủ đề thú vị như radio, sách nói, ký sự, tin tức…), hãy kiểm tra tại đây để biết các phiên bản sắp tới – chúng tôi muốn nghe giọng nói của các bạn!

Một sáng kiến của Tổ chức Mạng lưới phật tử nhập thế Quốc tế (INEB) có trụ sở tại Bangkok (Thái Lan), vị Bồ tát Kỹ thuật số đã thị hiện trong thời gian ngủ đông bởi đại dịch Covid-19 để đối phó với sự gia tăng của những nỗi khổ niềm đau do công nghệ gây ra, bởi sự nhanh chóng trực tuyến do chúng ta mang lại sự Chuyển đổi số trong xu thế hội nhập toàn cầu. Các thắc mắc về chủ quyền và bảo mật dữ liệu, luận đàm nhằm khích động trên mạng xã hội, nghiện điện thoại thông minh, sự phân chia kỹ thuật số và việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có đạo đức, đều được xuất hiện trong bối cảnh những thách thức phụ thuộc lẫn nhau của công nghệ và sự cần thiết phải có một cách tiếp cận toàn diện từ quan điểm Phật giáo dấn thân vào xã hội.

Làm việc với nhiều vấn đề xã hội, dựa trên kinh nghiệm hàng thập kỷ của Tổ chức Mạng lưới Phật tử nhập thế Quốc tế (INEB), vị Bồ tát Kỹ thuật số đã phát triển phương pháp “bản năng, bản ngã, và siêu ngã” (Three I’s) như một phương tiện để phản ứng tích cực với các cá nhân, tầng lớp khác nhau trong xã hội, văn hóa và cấu trúc của các chủ đề cấp bách này:

Lợi ích (Interest)

Xây dựng mối quan tâm đến địa hình phong phú, độ trùng khớp của việc thực hành tâm linh và gắn kết tình thân thời công nghệ số là hoạt động cốt lõi của Bồ tát Kỹ thuật số, mà chúng tôi coi là nền tảng để trau dồi sự hiểu biết sâu sắc hơn và các biện pháp can thiệp có chính niệm. Thông qua các cuộc công khai thảo luận thường xuyên, chúng tôi khuyến khích việc khám phá phương diện này, như một cơ hội để hợp tác mang lại ý nghĩa, tự do bày tỏ ý kiến của mình trên tinh thần chân thành, mà không cần có câu đáp án. Từ những cuộc giao lưu đối thoại này, các chủ đề chung đã xuất hiện và từ đó hình thành nên nền tảng của các chương trình giảng dạy và tài liệu giáo dục ngắn hạn tương tự, sẽ góp phần mở rộng sự quan tâm. Hạnh phúc thay! Bồ tát Kỹ thuật số không đơn độc trên hành trình này. Nhiều dự án, sáng kiến, truyền cảm hứng đến cộng đồng, các cá nhân đã tồn tại ở nơi hợp lưu của những dòng chảy này, mà chúng tôi dự định lập danh mục thông qua một trung tâm tài nguyên đang phát triển, nơi các bạn có thể tìm thấy những dự án khác, mỗi lần một cú nhấp chuột.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Bo Tat Ky Thuat So 3

Kết quả của sự Quán chiếu Nội tâm (Insight)

Việc trau dồi cái nhìn sâu sắc của chúng ta về sự phức tạp của thời điểm công nghệ, đòi hỏi phải có một sự phân tích sâu sắc đang diễn ra dưới bề mặt về các yếu tố cấu trúc và văn hoá. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bồ tát Kỹ thuật số đang tập hợp nhiều nhà lãnh đạo tư tưởng từ các lĩnh vực công nghệ, xã hội dân sự, và tôn giáo, thành một lực lượng chuyên nghiệp cao cấp, cùng làm việc để giải quyết các vấn đề nổi bật tại các giao lộ trên hành trình này. Công việc này sẽ bao gồm thử nghiệm và nghiên cứu, kết hợp các thực hành tâm linh, sử dụng công nghệ mạnh mẽ làm công cụ để nâng cao nhận thức về bản thân và xây dựng sự gắn kết xã hội. Với tư cách là một lãnh đạo tổ chức, hướng dẫn, nhóm này sẽ theo đuổi việc tham gia vào công tác vận động chính sách ở cấp địa phương, quốc gia, và cấp độ quốc tế thông qua sự hợp tác với các tổ chức trong khu vực công và tư nhân. Với sự trình bày rõ ràng nguyện vọng chung, chúng tôi dự định hỗ trợ việc tích hợp nhận thức đạo đức, trực tiếp vào việc thiết kế, thực hiện, và các quy trình quản lý, chi phối định hướng và chất lượng của công nghệ, định hình cuộc sống hiện đại của chúng ta.

Sự Tác động (Impact)

Cái “bản ngã” thứ ba của Bồ tát Kỹ thuật số là nơi kết hợp tất cả năng lượng, ý nguyện và kết quả của sự Quán chiếu nội tâm, nhằm tạo ra Tác động bền vững trong thế giới thực. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đang tích cực phát triển các dự án doanh nghiệp xã hội, được thiết kế để chuyển hoá những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống khác nhau, bằng cách sử dụng các nguyên tắc của phật tử dấn thân vào xã hội, và các ứng dụng khéo léo của các công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI), tạo ứng dụng Web 3 thời gian thực với dữ liệu chuỗi khối thời gian thực. Một dự án như thế, DanaFlow, hiện đang trong nghiên cứu giai đoạn đầu để tìm hiểu cách thức Tứ sự cúng dường (cúng y phục, cúng vật thực, cúng nhà thất, giường nệm, cúng thuốc để trừ bệnh) cho chư tôn đức tăng già tại các cơ sở tự viện Phật giáo Thái Lan, có thể được tái lưu hành trở lại cộng đồng địa phương, như một sự hỗ trợ hiện tại cho những người có nhu cầu.

Cuối cùng, những hoạt động này thể hiện một quá trình khám phá theo hình xoắn ốc, dành cho các đạo hữu thuộc mọi tín ngưỡng, nghề nghiệp và mọi hoàn cảnh đang tìm kiếm kiến thức, cũng như mối quan hệ tích hợp hơn giữa thể chất và tinh thần, sự tạo tác của thời đại chúng ta. Chứng kiến cảnh quay của cuộc sống ảo, chímg ta thấy việc sử dụng công nghệ một cách thiếu khôn ngoan, đã gây ra sự nhầm lẫn, choáng ngợp và chia rẽ xã hội như thế nào. Trải qua nhiều thiên niên kỷ, tất cả các truyền thống tôn giáo đều có giá trị riêng, đều đưa ra những câu trả lời thuyết phục cho những mối quan tâm này, thông qua việc điều chỉnh ngôn ngữ và thực hành phù hợp. Quả thật, pháp Phật tuyên thuyết “Đến để mà thấy” (hiện pháp này vượt thoát thời gian, đến để mà thấy, tự mình thông đạt, tự mình có thể giải thoát - tiếng Pali: Ehipassiko; tiếng Phạn: Arhipasyikah), nhắc nhở chúng ta cần phản ánh giá trị những lời vàng ngọc ấy, thực tiễn ứng dụng vào cuộc sống của chính mình để đạt được sự thật – một thách thức mà Bồ tát Kỹ thuật số chấp nhận với thái độ khiêm nhường và tín tâm kiên cố.

* Trong thần thoại Hy Lạp, chiếc hộp Pandora là một chiếc hộp mà nàng Pandora – người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người sở hữu. Nàng Pandora đã được thần Zeus dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng với sự tò mò của mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… Theo như nhiều phiên bản của truyền thuyết, chiếc hộp chỉ còn sót lại một điều là "hy vọng" để cho loài người để có thể tiếp tục sống.

Tác giả Dexter Cohen Bohn, nhà hoạt động xã hội người Mỹ gốc Anh, Điều phối viên Truyền thông tại Tổ chức Mạng lưới Phật tử nhập thế Quốc tế (INEB) có trụ sở tại Bangkok (Thái Lan). Khi tuyển chọn các câu chuyện cho nhiều dự án và đối tác với INEB, tác giả Dexter Cohen Bohn đã khám phá địa hình đang phát triển trong thời hiện đại “hoằng dương phật pháp bằng công nghệ”, tìm kiếm sự tổng hợp giữa chiêm nghiệm về trí tuệ và công nghệ hiện đại thông qua đối thoại hợp tác, nghiên cứu thăm dò, khám phá và tác động tập trung vào các sáng kiến doanh nghiệp xã hội.

Tác giả: Dexter Cohen Bohn Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Global - BDG