Tác giả: Thích Minh Kính Tăng sinh Khoa đào tạo từ xa Khóa 7 - Học viện PGVN tại Tp.HCM

Ước vọng của nó là an lạc nhưng đằng sau là những cám dỗ ê chề vì cuộc sống vốn vô thường, nó cũng sinh diệt roi mới có cỏ non cho các chúng sinh nương nhờ. Oh, bình minh, oh chiều tàn… nó nhận ra cuộc sống này vẫn cần cái nhìn của sự sống. Nó vẫn muốn sống để đem lại cho đời một màu xanh, mau xanh của hy vọng, màu xanh của sự sống tràn đầy niềm tin và an lạc. Sự an yên củ nó trong thực tại là nó sống nay, nhưng mai nó lại chết. Ôi cuộc đời là những niềm đau. Tự chính nó chưa bao giờ biết khóc, nó chưa biết tổ tiên nó là ai. Lạ thật, cuộc đời nó từ đâu mà sinh ra. Cha mẹ nó là ai, một dấu hỏi to đùng. Nó hỏi bạn bè sống chung với nó, cha mẹ bạn là ai, các cậu biết không. Nó đặt câu hỏi nhưng rồi những người bạn không ai trả lời được.

Vậy nó tự hỏi, tôi là ai, tại sao tôi có mặt ở cuộc đời này. Rồi sự sống chính nó ngày lại qua ngày. Khi bình mình lên, cỏ vẫn mang một sức sống mãnh liệt, vẫn mang lại cho đời một cái nhìn sáng. Con người chỉ xem nó là một thứ vô tri, không có cảm tình, người thì ngồi, kẻ thì nằm, kẻ dẫm đạp nó, đi trên nó. Vào mùa khô, không có mưa thì bản thân nó phải chết khô, vì không đủ chất, thiếu nước, thiếu sự chăm sóc, nó cần được tưới nước, sự hi vọng của nó không còn.

Nhưng rồi, một mùa mưa lại về, bản thân nó được sinh sôi trở lại. Nó lại được sống, nhưng kiếp sống này lại khác kiếp sống trước, thế nó sinh ra và chết đi do nhân gì duyên gì. Tại sao nó lại mang nhiều nụ cười cho đời, mang hi vọng cho nhân loại, nhưng rồi nó bị ghẻ lạnh khi mùa hè về. Nó không được người ta chăm bẩm như các loài thú vật nuôi: chó, mèo…

“Trải qua bao cuộc bể dâu Những điều trông thấy lại đâu đớn lòng.”1

Nó nhận ra sự sống là được ban tặng, tự thân nó biết mình cần sống thêm, sống hoài để mang chút hy vọng cho kẻ lạc đường có chỗ ngủ êm ấm. Để cho đời thêm ngát xanh, để làm vật trang trí cho con người. Một mai khi héo tàn, nó biết nó sẽ bị người ta quăng vào thùng rác, nhưng nó chấp nhận để hy vọng, để tự an ủi, hãy sống, nên sống.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Kinh Tu Niem Xu 1

Tự thân nó nhận ra nó chỉ là loài cỏ dại, dù được đặt một cái tên sang chảnh cỡ nào đi nữa. Mai sau, khi nó già ai biết đến nó. Tự thân nó nhìn lại cuộc đời vốn vô thường, có sinh rồi sẽ chết. Ai nghĩ nó sẽ sống hoài, nó sẽ lớn lên, nhưng hiểm nguy đang đợi nó, như bị bò ăn, chim ăn, lũ cuốn… nhưng rồi một ngày mới bắt đầu, nó vẫn vương mình, hứng sương sớm, tắm nắng, nó mặc kệ những hiểm nguy rình rập nó. Nó vẫn nhận ra sự thức tỉnh về cuộc đời, không ai cho nó không cái gì, tự nó đứng lên, sống để nhìn cuộc đời là bể dâu, là giả dối, tạm bợ. Bản thân nó, không biết hại ai, chưa từng nghĩ ta là loài cỏ dại thì làm sao có thể phá gia cang ai, hay đem lại sự buồn giận, ham muốn gì cho ai được. Về đêm xuống, nó quán tưởng về cuộc đời, tại sao con người có tri thức, có trí tuệ, có học hành lại đánh nhau, cãi vả vì tiền, tình, danh, lợi. Họ cấu xé nhau vì một chút danh hão, ta là, ta đứng trên vạn người, tự ngã cuộc đời là ta, ta là quan trọng, rồi những con người đó đua danh, đoạt mạng sống của nhau.

Tiền ư, nó là gì mà nó lại làm con người mê mẫn đến vậy, sao họ không sử dụng tiền đúng mục đích để đem lại niềm vui cho người khác, cho gia đình họ, mà họ lại đem nó ra hơn thua, tranh giành, phân chia đẳng cấp xã hội người nào nhiều tiền gọi là sang giàu, người nào không có tiền là nghèo. Tại sao họ không biết sẻ chia cho nhau, nó tự hỏi nó, rồi buông thân ra nằm bẹp dí. Sáng sớm mai, nó dậy lại đón ánh bình minh tỏ rạng, nó nhìn ánh mặt trời xa xăm, mừng thầm. Nó vẫn sống, nó ngồi tắm nắng sáng mai, ấm áp. Nó nghĩ, ôi sao những con người kia sao họ không như nó. Nó nhận ra cái bình yên bên trong tâm nó, là không có vướng mắc dây oan trái tình yêu, nó cũng không dính vào thị phi, nhân ngã. Nó cũng không dính mắc vào ngũ dục. Nó sống chung cùng những người bạn, sẻ chia buồn vui, cùng những gì nó được đời ban tặng được gọi là hạnh phúc. Nó không thể không già úa, nó không chịu được cái nắng mùa hè 40 độ C, gắt gỏng như bà mẹ không có tiền đi chợ, bực bội như ngôi nhà nghèo không có quạt máy. Nó từng thấy những đứa trẻ dắt trâu ra đồng, ngồi trên lưng con trâu vừa đạp vào đít con trâu vừa cười, có lúc nó còn thấy những đứa trẻ ấy thổi sáo, khi ngồi trên nó, trên những bải cỏ dài cả vài mẫu đất.

Nó nhận ra, những đứa trẻ trâu này tuy quậy làng xóm, hái trái cây, bê mía, trộm xoài bị dí chạy thục mạng, tuổi thơ của đứa trẻ, tuổi chăn trâu. Nhưng chưa hề biết đấu tranh, phân cấp giàu nghèo, sang hèn như những người lớn, bởi vì những đứa trẻ này chỉ nhất thời là ham vui, tuổi tham ăn, chóng lớn vô tư, không có những dục vọng như người lớn. Nó suy tư, vì sao trẻ con hiền lành, lại bị cha mẹ nhồi nhét những tư tưởng đấu tranh của người lớn. Nó thất vọng về cuộc đời, vì họ sống trong danh và sắc dục của cuộc đời, từ đó họ học hỏi tham, sân của nhau, soi mói nhau về từng việc làm, lời nói của nhau, để rồi đánh nhau sức đầu mẻ tráng hay vì một cô gái đẹp, chỉ vì sắc quên mất ân nghĩa, họ đánh rơi hai chữ đạo đức lúc nào không biết. Họ cũng sẵn sàng bỏ vợ con họ bơ vơ, chạy theo ham muốn của bản thân, quên đi gia đình thực tại là nơi chốn an ủi cho họ sau khi làm việc mệt mỏi.

Họ đam mê sắc dục, nữ sắc, cô gái lẳng lơ, với những lời nói dịu ngọt, êm ả dễ nghe vào tai rồi đem tiền của làm được đi nuôi cô gái đó, quên bẻng những ngày đầu khi quen người vợ đầu cả hai hứa với nhau sống trọn đời, một mái nhà tranh hai quả tim vàng, họ có thể vì sắc, vì tiền quên đi người bạn đầu đời để chạy theo những ham muốn nhất thời của bản thân, nhưng họ không biết rằng: “dục vui ít khổ nhiều”2, đó là lời dạy của đức Phật, một người thầy đầy trí tuệ, thấy rõ sự khổ của thế gian là do ái dục, vô minh.

Nó nhìn lại ánh sáng buổi trưa, nó cười cuộc đời này thật nhiều kẻ vô minh, chỉ có đầy ham muốn về tự ngã: ta là, cái này sẽ là của ta, tự ngã này là ta. Họ có ăn học, có tri thức, có tấm thân ngũ uẩn tráng kiện, mạnh khỏe, đầy đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý nhưng họ không biết học hỏi những điều đem lại hạnh phúc, an lạc cho mình, cho gia đình họ. Họ sống như người mê mờ, thiếu nhận thức về cuộc đời, vốn dĩ cuộc đời như bể dâu, dễ hư, dễ mất, như bèo trôi sông. Họ chỉ sống với ham muốn, chạy theo dục ái, say mê chăm bẵm cái thân ngũ uẩn tạm thời, tấm thân sinh diệt, đầy cấu uế, ô nhiễm và đầy dục nhiễm. Nó quán xét, khi nó nhìn về tâm nó, về bản chất của sự sống, của cái tâm vô thường, vô ngã, khổ của chính nó, thực tại của thân và tâm này dễ sinh diệt như ngọn gió, như cơn bão, như sát na liền có đó và lại mất đi, cái chết với nó đến nhanh, sự sống của nó nảy sinh như cơn mưa rào trôi qua.

Nó nhìn những con người ngoài kia, họ đi làm, cử chỉ của họ vội vã, họ chạy xe với tốc độ như tên bắn, rồi nó nhìn những người tập thể dục vào mỗi sáng, nó nhận ra cũng có người biết tìm cái sức khoẻ trong thực tại, để sống có ích cho gia đình và cho người. Nó quán xét, các ngọn gió bay qua, nó nhìn những chú chim bay trên cao, chú buớm lượn lờ trước mặt nó, nó an vui, hỷ lạc sinh, tiếng chim hót trên ngọn cây… vì nó nhận ra cảnh thiên nhiên huyền ảo trong thực tại có gì đó lạ lắm, nó sống với cảnh quê hương dân dã có vẻ là thích hợp. Vì nó là một cây cỏ, nó cũng sẽ già nua như con người, nó cũng bệnh nếu bị sương muối hay bị sâu xanh ăn nó hay bị người ta xịt thuốc cỏ, nó nhận chịu cái chết đau đớn, nhưng nó không than vãn. Nó sẽ chết đi, vì nó cũng là một chúng sinh, có thân, nhưng nó sẽ có cái thân mới được ba mẹ nó ban tặng cho nó một tấm thân mới, một cái tên mới, và một cuộc sống mới, nó sẽ học được bài học mới ở kiếp sống mới.

“Ai ai cũng sẽ chết Nếu sự chết gọi là Nhân ngã vốn không ta Tự ngã sinh diệt diệt Vô minh sầu kẻ ngu Không làm rầu người trí Học Phật sáng tự tu Phật tính ắt hiện tiền.”3

Nó nhắm mắt, nó nhận ra cuộc đời cần có sự tu học, cần có quán thân, thọ, tâm, pháp. Nó ngậm ngĩ, cuộc đời nó sẽ bị chôn vùi vì danh lợi, dục vọng của bản thân thôi.

Trong cuộc đời nó, bao nhiêu sóng gió, mưa lũ, … chôn nó hại nó. Nhưng nó có tu, nó nhận ra nó là, đang là, nó quán xét tâm nó, không có ai bên mình hoài dù cha mẹ nó. Nó cũng sẽ khổ nếu nó không lo tu, nó sẽ bệnh, khổ đau như con người. Mùa xuân thì nó sẽ xanh tươi, mơn mởn như hoa mai khoe sắc, nhưng về mùa hè, nó sẽ lớn lên, chịu nắng nóng khô hanh, làm thân nó bực bội, sân giận, nếu nó có tu nó nhận ra bản chất cuộc đời nó sẽ không khổ, không khổ thì nó sẽ không làm ai khổ vì nó.

Mùa thu về, Nó phải úa tàn như người già, răng rụng, cơm ăn không được chỉ ăn cháo trắng. Về mùa đông, con rắn núp tring hang ngủ đông, con cá phải nhận chịu cái lạnh lẽo, nhưng nó vẫn sống, loài gấu ở bắc cực nó vẫn sống dù lạnh lẽo ở nhiệt độ âm, lạnh tận xương tủy, cơ thể chú gấu vẫn thích nghi. Thế chứ, mùa đông lãnh lẽo, nó nhận ra nó sẽ không sống nổi, vì tuyết đóng trên đầu nó, nhưng rồi xuân lại về, nó vẫn ắp ủ sự sống mới. Một cuộc sống, có sự học hỏi, có sự tỉnh giác, sự chính niệm quán xét các pháp bên trong tâm nó và bên ngoài cuộc sống kia là những nỗi khổ niềm đau. Nó nhận ra, nó nên sống vì cuộc đời này cần có nó, vì nó mang đến cái hy vọng cho những kẻ cùng đường, kẻ lạc lối chưa nhận chân ra giá trị của cuộc đời.

Nó ấp ủ cái sống với pháp, lẽ chân lí vô tận, pháp mà đức đạo sư, vị thầy cao cả dạy nó thực hành, nó tập quán chiếu danh và uẩn dưới sự hành thiền tinh tấn. Nó nhận ra nó đang là, không là gì, nó là cây cỏ, nó nhận thức giá trị của cuộc sống là đem an vui và giáo pháp cho đời. Không phải nó sống để hưởng thụ dục lạc của cuộc đời như nước ngon, cái ngủ yên, hay phân bón của con người tặng nó khi họ thấy nó có ích. Và khi họ giận tức nó, họ dẫm đạp nó như cái nệm êm. Nó cảm nhận khi mùa hè về, những đứa trẻ được nguời lớn dẫn đi chơi cùng khắp, nhưng cha mẹ nó chưa hề dẫn nó đi đâu, vì nó đi đâu thì cũng bị người ta xem nó là cỏ daị, vô tri, không có tri thức, con người xem nó là loài cây cỏ để trang trí, làm đẹp cho đời.

Nó nhận ra bản chất của cuộc đời là vô thường, vì dưới góc độ nhận thức của pháp nó là nó, nó không thể nương tựa ai hoài.

Bản chất chân thực của nó vốn hiền thiện, lành tính, nhưng con người luôn nghĩ nó nham hiểm không cần gần gũi nó. Chỉ muốn nó là, một cây cỏ, trang trí, để họ ngồi lên nó, nằm lên nó, quên bẻng nó cũng có tâm, có trí chỉ là loài thấp bé, đang sống và tiến hoá mỗi ngày. Họ không nhận ra tính hiền lành, tâm chân thật, mà họ chỉ muốn mượn nó làm bàn đạp, cái dẻ chùi chân, khi chân dơ.

Nó cứ sống thản nhiên, cùng hơi thở, cũng mảnh đất mà con người, các loài thú cùng chung sống. Nó nhận diện pháp nó muốn học là quán về khổ của cuộc đời, nó ý thức cái sống đúng đắn, là giá trị chân thực của pháp, vì pháp là lối đi nhanh nhất để đạt sự an lạc của thực tại, mà những con người có trí, có học quên đi họ sống với cái ngã như cái chùa to, tượng Phật lớn, chứ họ không nhận ra rằng: cái sống đúng đắn là pháp, là sự quán chiếu về khổ đau, là cảm giác của thân và tâm thôi. Họ dần ngủ quên trong dục vọng, tham muốn, danh lợi và ngũ dục. Nó quán pháp trên pháp, trong tâm nó đang là, nội thân nó mềm yếu như hạt sương mai, là muôn vạn cấu uế, ô nhiễm do dục nhiễm. Nó quán chiếu về nộ thân hay ngoại thân là vô thường, các pháp luôn sinh diệt, kể cả cái thân nó, cây cỏ cha mẹ ban tặng nó rồi một ngày kìa, nó cũng sẽ chết với nghiệp thức, rồi nó theo nghiệp thiện hay ác do nó tạo ra mà tái sinh cảnh thiện giới hay ba cõi khổ: địa ngục, ngã quỷ, súc sinh. Nó tập quán chiếu pháp minh sát với trí tuệ, sau khi chết nó hướng nó tới sự giác ngộ như Phật, như ông thầy mà nó ngưỡng mộ. Nó sẽ tái sinh làm người, nó sẽ học pháp, sau đó chọn con đường xuất gia tránh xa bụi bặm của cuộc đời, tránh xa phiền não của tâm, để nó học Phật và rồi nó chấp nhận quán xét phiền não trong tâm nó là vô thường, nó cũng sẽ là người thầy để hướng dẫn cho ai đó chưa hiểu về Lời dạy của đức Phật, cho họ thấu suốt nhân duyên, khổ, hạnh phúc, an lạc hay mọi khổ đau do họ chọn chứ không phải do ai ban cho, cũng không phải thần linh nào tặng cho sự hạnh phúc.

Nó nhận ra, nó nên sống và tập tu học, sau đó nhận được pháp chân thực do nó nỗ lực tu tập.

Tác giả: Thích Minh Kính Tăng sinh Khoa đào tạo từ xa Khóa 7 - Học viện PGVN tại Tp.HCM ***

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Du, Đào Duy Anh (hiệu Khảo, chú giải), Truyện Kiều, 2022,NXB. Văn Hóa, tr.3. 2. Thích Minh Châu, Kinh Trung Bộ, 1992, NXB.HVPGVN, tr. 374. 3. Minh Kính, (tự viết).