Qua nghiên cứu, giải mã 2 văn bia liên quan đến lịch sử chùa Linh Thông có thể cung cấp cho độc giả biết được một số thống tin về chùa. Đó là việc di dời chùa từ chỗ giáp với xã Ích Vịnh, địa thế xa xôi nên cảnh chùa vắng vẻ, vì thế nhân dân địa phương mới bàn bạc để dời chùa về cạnh đình làng Quỳnh Đô như hiện nay.
Phạm Văn Tuấn
Học viên cao học Đại học Sư phạm Hà Nội
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2023
Tóm tắt: Chùa Linh Thông hay còn có tên là chùa làng Quỳnh Đô tọa lạc ở thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nơi đây theo ghi chép của văn bia thì chùa là nơi cảnh trí vô cùng tươi đẹp, phía sau có cảnh đẹp kỳ thú của mây hồng, núi cao, ánh trăng lung linh. Nước bốn bên, sơn thuỷ hữu tình, một toà lâu đài tráng lệ.
Chùa đã trải qua gần 200 năm, nhiều hạng mục tòa Tam bảo đã xuống cấp. Năm 2020, Bộ VHTTDL đã trình CV số 2895/BVHTTDL-DSVH gửi UBND thành phố Hà Nội về việc thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Quỳnh Đô (Linh Thông tự), xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì.
Theo đó, Bộ VHTT & DL đồng ý Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Quỳnh Đô (Linh Thông tự), bao gồm nội dung: Tu bổ Tam bảo (Tiền đường, Thượng điện), nhà Tổ; tôn tạo tả - hữu hành lang, nhà bia, am hóa vàng; nâng cốt, tôn nền di tích và cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Từ khóa: Linh Thông tự, làng Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, Bi ký.
Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 5.2023 Van Bia Chua Linh Thong Lang Quynh Do Thanh Tri Ha Noi 1
1. Mở đầu
Chùa  Quỳnh Đô là tên gọi theo địa danh của  làng,  chùa còn có tên chữ Hán là “靈通寺 Linh Thông tự” và tên chữ là Bạch Minh tự. Ngôi chùa này được khởi dựng từ năm 1841, thời vua Thiệu Trị trên khu đất rộng, thời kì đầu chùa chưa có sư trụ trì mà do một phật tử có tên Trương Văn Diệp trông coi, đến năm 1913, chùa được nhân dân chuyển về gần trung tâm của làng, ngay sát đình thành một cụm di  tích đình – chùa làng Quỳnh Đô.
Qua ghi chép của văn bia: “靈 通寺開創紀念碑 ”  Linh Thông khai sáng kỷ niệm bi thì: “Chùa Quỳnh Đô, tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông có ngôi chùa tên là Linh Thông vốn ở địa giới giáp với xã Ích Vịnh, không rõ là trải bao nhiêu mùa Xuân Thu từ khi nào. Trước đây nhân dân băn khoăn một nỗi là đường sá xa xôi nên sớm chiều hiu quạnh. Vì thế cho nên tất cả thuận tình chuyển về gần ngôi đình làng để tiện việc hương khói. Trải qua đến niên hiệu Khải Định năm thứ 3 (1918), có quan Đốc bộ đường của bản tỉnh là Hoàng Đại nhân đi xe ngựa về đình và hỏi han về việc di chuyển chùa và đền, nhân đó nhân dân trong xã hồi họp bàn bạc về việc chuyển ngôi chùa cũ ra nơi mới. Chi phí để lo việc này rất lớn, tài lực trong dân khó mà cáng đáng, trộm nghe đức của Thiền Tăng lớn lao như biển vậy”.
Theo văn bia “新造寺碑 Tân tạo tự bi” cho biết: Hội đồng kỳ mục, lý dịch trên dưới của 4 giáp vào thượng tuần tháng 10 năm Quý Sửu, ở xã Quỳnh Đô, tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông đều thuận tình mời Thiền Tăng chùa Quang Minh ở Hà Thành đến trụ trì chùa Linh  Thông. Trải qua hơn 10 năm, đến nay trung tuần tháng 2 năm Quý Hợi, chức sắc, Kỳ lão, Lý dịch cùng với 4 giáp tại đình tuân theo chỉ truyền của Bộ Hoàng Đốc thay đổi đền chùa thờ phụng. Nhân dân đồng ý cùng với Thiền Tăng di chuyển về vị trí cũ đất linh thiêng xây dựng ngôi chùa mới.
Chùa Quỳnh Đô đến nay còn lưu giữ nhiều di văn Hán Nôm trên nhiều chất liệu như kim bản, chỉ bản, thạch bản. Trong đó có văn bia. Qua khảo sát văn bia tại chùa hiện nay chùa vẫn còn giữ được, bao gồm:
- Linh Thông tự khai sáng kỷ niệm bi ký: “Bia 1 mặt. Nói về cái vĩ đại trường tồn  của đạo Phật. Vị thế của chùa Linh Thông sau khi đã mời được tăng tại chùa Quang Minh  về trụ trì. Mọi người góp công đức làm lại chùa, khắc bia ca tụng công đức”.
- Tân tạo tự bi: “Bia 2 mặt. Về việc mời thiền tăng chùa Quang Minh đến trụ trì tại chùa Linh Thông. Sư cùng dân làng di chuyển làm lại chùa để hợp phong thuỷ”.
- Hậu Phật bi ký: “Bia 1 mặt. Ông Phan Văn Nghiêm, vợ là Nguyễn Thị Hinh đã cúng ruộng và tiền cho chùa nên dân Quỳnh Đô bầu ông bà là Hậu Phật. Ghi rõ ruộng ở xứ nào”.
- Bia Hậu Phật bi ký: “Bia 1 mặt. Bà Trần Thị Vĩnh là người hiền thục có thiền tâm đã giúp tiền và ruộng cho chùa Linh Thông nên được bầu hậu phật, khắc bài vị bà vào bia để được phối hướng”.
- Kỷ niệm bi:Bia 1 mặt. Người bản xã là  Nguyễn  Thị Lý đem 100 đồng tiền và 1 mẫu ruộng cúng cho chùa để gửi giỗ cho cha mẹ và người thân. Bia ghi số ruộng ngày kỵ của Hậu Phật”.
Chùa Linh Thông đã được xếp hạng di tích lịch sử Kiến trúc – Nghệ thuật cấp Thành phố năm Kỷ Tỵ (1989).
Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu 2 văn bia liên quan đến lịch sử của chùa nhân sự kiện chùa được hạ giải để trùng tu.
2. Quá trình xây dựng và trùng tu chùa
Các nguồn tư liệu ghi chép quá trình xây dựng chùa hiện tại không nhiều, chúng tôi mới căn cứ vào trong văn bia Linh Thông khai sáng kỷ niệm có ghi chép về việc dân làng mời Sư về để bàn bạc, chọn đất long mạch và huy động tịnh tài để xây chùa, sau khi xây dựng xong xuôi, có lập bia để tưởng nhớ đến việc này: “Từ năm Quý Sửu đến năm Giáp Dần bắt đầu mua sắm để xây chùa các khoản và hoàn thành Tổ đường chi tiêu hết 300 nguyên, nhân dân hỗ trợ được 60 nguyên. Du di đến năm Quý Hợi xây dựng nên ngôi chùa với một toà Thượng điện 3 gian, Tiền đường 5 gian. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành tổng hết 2000 nguyên. Tài lực trong dân là 700 nguyên…Mùa xuân năm Giáp Tý di chuyển tượng đất khởi dựng tượng vàng kinh phí 700 nguyên. Toàn dân cúng tiền 150 nguyên, trang hoàng tượng Thánh, tạo dựng cung Tiên kinh phí hết 300. Đến tháng Giêng năm Mậu Thìn đặt toà Cửu long, cung tiến tài vật là 600 nguyên, tiền công là 200 quan cùng xây dựng Nghi Môn. Câu đối, đại tự các khoản là 300 nguyên. Tính toán từ năm Giáp Dần đến năm Mậu Thìn tổng chi phí hết 4200 nguyên. Nhân dân công đức các khoản được 2110 nguyên. Còn  lại do Tăng sư tự xuất cùng với việc kêu gọi thập phương công đức. Do đó vị Tiểu thiền, pháp danh Thanh Tâm ghi chép lại tường tận, khắc vào bia để lại mãi mãi cho hậu thế làm kỉ niệm.”
Trải qua thời gian, nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, năm 2020 được sự đồng ý của Bộ VHTTDL cho trùng tu các hạng mục Tam Bảo, nhà Tổ, thiêu hương, hành lang.  Dự án này vừa được khởi công xây dựng năm 2023.
3. Văn bia lịch sử- kỷ niệm chùa Linh Thông
3.1 Linh Thông tự khai sáng kỉ niệm bi
Nguyên văn chữ Hán: 靈通寺開創紀念碑 靈通寺紀念碑文 .
蓋聞: 蕩蕩佛道, 恢恢壽過乾 坤而難宣其壽, 禪風明超日月而 罕計其明也. 故知地倚人方成勝 境,功籍德始永其傳焉.
茲河東省,常信府, 清池縣,古 典總,琼都社有靈通寺,原在夾 益詠地界,不識其幾春秋矣.前 者全民念其路程遥遠,朝暮寂 寥. 為此一一順情,迎回近民 亭所,便奉祀. 經已有年,迄 皇朝啟定參年,本省督部堂黃 大人軺回亭所曉諭,評及寺祠 移徒,因是仝社三四次会在 公所,論議寺院轉舊圖新,需 費甚多,民財難辨盜,聞僧德 如海,佛猶親讚,參見諸方創 寺,修請禪僧住持美,仍惟本 社寺前本未有僧居,但舉本社 人以充香灯奉佛,曷以為善. 伊 辰仝民聞我本師繼暉在光明寺 屬河城第六户生祠,庸其僧是 正人,宿德慈悲,戒行孤浚, 福彗双全,法財二施,信是仝 民商定,一一妥樂,邀請駕回 本社亭所,權設禪風儀範,俟 辰叶議仝民擇地立方,本師自 念禪家夾便盛光,大德老衲諳 曉地理,遂請迎回,尋龍按 脉,定坐辛向乙,收巽水,擁 乾山,和吉疇儲.自癸丑年至甲 寅年,新買梵舍與各款方园, 祖堂支消三百元零.仝民助得六十元愉怡。
至癸亥隆培福基慶典,梵宇 一座,上殿三間,前堂五間.自 起工至完成計二千元零,民資 銀七百元,中元会運. 甲子春 鮮迁移土像,曜啟金身,衽銀 七百元零.仝民供錢共壹百五十 元.卯載雲籠,火星彩旺,粧鐄 聖境,創造仙宮,花銀三百, 進貨般家。至戊辰春天正月, 骨九龍雲奇慶会,出血財六百 元零,化公錢貳百充数,並新 刻儀門,銘珠对聯大字清款,度 三百元矣. 通算自甲寅年至戊 辰歲,支造功昊銀財共肆仟貳 百元零.民財功力各次貳千弍百 拾元,,現存,由我本師自出血 財,及勸十方信供鎧還,福果 豈可儼歟.由是我小禪法子清心 代命當家兒,詞詳仝社裒石銘 碑,表標前列映光明,垂裕後 昆思紀念。故賦銘云:
光明照十方 前烈德無疆 慈和冲体道 勤斂妙忠良 門人思浚業 社会紀律堂 靈通今煥昔 古典馥聯芳 聲鍋銘洪範 福石黧昌 功弘垂裕後 人睹数維長 琼都思碩德 弟子蔭封壤 聯灯承紹望 奕葉继顯揚 . 辰 皇朝保大己巳年春天正月福生日敬撰碑文. 本社職色耆目老饒四甲善男信女仝民上下等和南敬立. 本社上下善信和南 立 . 本師光明碩德 苾蒭 字清梅禪座下 承命當家住持比丘清心奉造 .
Tạm dịch:
Bia ghi chép về việc xây dựng chùa Linh Thông.
Văn bia ghi chép để ghi nhớ chùa Linh Thông.
Thường nghe: Đạo Phật mênh mông, lớn lao thọ hơn cả trời đất mà khó nói ra là thọ; phong tục của đạo Thiền sáng hơn cả mặt trăng, mặt trời mà không thể tỏ thành lời là sáng. Cho nên biết dựa vào vùng đất, con người  mới  tạo nên  thắng cảnh. Công lao ghi sổ sách thì cái đức mới truyền lại mãi mãi được vậy.
Nay ở xã Quỳnh Đô,  tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông có ngôi chùa tên là Linh Thông vốn ở địa giới giáp với xã Ích Vịnh, không rõ là trải bao nhiêu mùa Xuân Thu từ khi nào. Trước đây nhân dân băn khoăn một nỗi là đường sá xa xôi nên sớm chiều hiu quạnh. Vì thế cho nên tất cả thuận tình chuyển về gần ngôi đình làng để tiện việc hương khói. Trải qua đến niên hiệu Khải Định năm thứ 3 (1918), có quan Đốc bộ đường của bản tỉnh là Hoàng Đại nhân đi xe ngựa về đình và hỏi han về việc di chuyển chùa và đền, nhân đó nhân dân trong xã hồi họp bàn bạc về việc chuyển ngôi chùa cũ ra nơi mới. Chi phí để lo việc này rất lớn, tài lực trong dân khó mà cáng đáng, trộm nghe đức của Thiền Tăng lớn lao như biển vậy.
Đạo Phật cũng như  đạo thân bàn bạc các phương án xây chùa và mời Thiền Tăng về trụ trì vì duy một nỗi chùa của xã ta từ trước không có Thiền Tăng trụ trì nên mới cử người trong xã ra trông coi hương khói thờ Phật để mong có được điều thiện. Khi đó nhân dân nghe thấy nhà Sư của ta ở chùa Quang Minh thuộc hộ sinh thứ 6 là vị Thiền Tăng có đạo từ bi, đức hạnh, phúc tuệ song toàn. Pháp và tài lực đều thường làm. Vì vậy, nhân dân bàn bạc và thoả thuận mời về đình của bản xã để thiết lập quy phạm của nhà Thiền, bàn bạc với toàn dân chọn đất để dựng chùa, Thiền sư cùng với các vị bô lão người nào am hiểu về địa lí liền được mời về để tìm mạch Long án, chùa toạ lạc hướng Tân (hướng Bắc), quay hướng Ất (hướng Nam), thu Tốn thuỷ ủng Càn sơn, thật là điềm lành.
Từ năm Quý Sửu đến năm Giáp Dần bắt đầu mua sắm để xây chùa các khoản và hoàn thành Tổ đường chi tiêu hết 300 nguyên, nhân dân hỗ trợ được 60 nguyên. Du di đến năm Quý Hợi xây dựng nên ngôi chùa với một toà Thượng điện 3 gian, Tiền đường 5 gian. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành tổng hết 2000 nguyên. Tài lực trong dân là 700 nguyên…Mùa xuân năm Giáp Tý di chuyển tượng đất khởi dựng tượng vàng kinh phí 700 nguyên. Toàn dân cúng tiền 150 nguyên, trang hoàng tượng Thánh, tạo dựng cung Tiên kinh phí hết 300.  Đến tháng Giêng năm Mậu Thìn đặt toà Cửu long, cung tiến tài vật là 600 nguyên, tiền công là 200 quan cùng xây dựng Nghi Môn. Câu đối, đại tự các khoản là 300 nguyên. Tính toán từ năm Giáp Dần đến năm Mậu Thìn tổng chi phí hết 4200 nguyên. Nhân dân công đức các khoản được 2110 nguyên. Còn lại do Tăng sư tự xuất cùng với việc kêu gọi thập phương công đức. Do đó vị Tiểu thiền, pháp danh Thanh Tâm ghi chép lại tường tận, khắc vào bia để lại mãi mãi cho hậu thế làm kỉ niệm. Vì vậy có bài minh rằng:
Ánh quang minh chiếu khắp nơi,
Đức Tiền liệt vô cùng.
Từ bi hoà thuận xung vào đạo Thiền,
Cần kiệm là trung nghĩa và tốt đẹp
Môn  nhân  suy  nghĩ  về  sự nghiệp lớn lao.
Nơi khuôn thước của toàn xã hội,
Chùa Linh Thông nay đã đổi mới.
Đất Cổ Điển lan toả mùi thơm,
Ghi chép lại thiên Hồng Phạm.
Phúc lớn đá ghi tên,
Công đức để lại cho hậu thế.
Người biết đến ngày càng nhiều,
Chùa Quỳnh Đô đức lớn. Đệ tử nhờ phúc ân,
Câu đối, nến đuốc nhờ thế toả rạng.
Lá cành theo đó hiển dương.
Ngày đẹp, tháng Giêng mùa xuân năm Kỷ Tỵ niên hiệu Bảo Đại (1929) cung kính soạn văn bia.
Các chức sắc, kỳ mục  cùng với lão nhiêu, thiện nam tín nữ cùng toàn thể nhân dân trên dưới của bản xã cung kính lập văn bia.
Bản sư Quang Minh đức lớn, tên tự là Thanh Mai Thiền toà hạ.
Thừa mệnh Đương gia  Trụ trì Tì Kheo Thanh Tâm cung kính tạo bia.
Bên hông bia
Nguyên văn chữ Hán:
一高堂雙健遞年而祈福日與 四季例有敬俵並依.
一遞年歌唱割使職役迎就亭 中宴集.
一百歲後送終二礼, 本社各整 沙牢壹隻, 肆盘, 餅壹具, 酒壹圩, 金銀壹千. 芙茶香燈用足就家堂 行礼其齊頸敬俵本族.
Tạm dịch
Điều thứ nhất: Cha mẹ đều khoẻ mạnh thì đến ngày kỳ phúc và 4 mùa giữ lệ kính biếu như quy định.
Điều  thứ  hai:  Hàng   năm ca hát thì chức dịch các địa phương tập trung tại đình để cùng nhau ăn uống.
Điều thứ ba: Sau lễ một trăm tuổi có hai lễ đưa tang. Trong xã chỉnh đốn trang phục, một con trâu (bò), 4 mâm xôi, một mâm bánh, một vò rượu, vàng bạc một nghìn. Trầu cau, trà nước, hương, đèn đủ dùng đến tại gia đường hành lễ. Phần cổ con vật tế phân đều kính biếu bản tộc.
Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 5.2023 Van Bia Chua Linh Thong Lang Quynh Do Thanh Tri Ha Noi 2
3.2. Văn bia “Tân tạo bi ký”
Bia 2 mặt, mặt trước là “Tân tạo tự bi” niên đại khắc bia năm Khải Định thứ 8 (1923), mặt sau là “Lập hương học điều ước lệ sự” niên đại khắc bia Thiệu Trị nguyên niên  (1841).
Bia khắc 14 dòng, chữ khải thư, tình trạng  bia bị  thủng 4 chỗ.
Nguyên văn chữ Hán:
新造寺碑
恭聞:佛功德山,惟高惟聳, 法智慧海,最廣最深。河沙無 以比其多,刦石難以窮其盡。 佛法規模,人功物力. 茲有河 東省,常信府、清池縣、古典 總、琼都社,於癸丑年孟冬月 上旬,會同肆甲, 耆目, 里役上 下諸人等,同順向,請於河城 光明寺禪僧來靈通寺住持,經 拾年餘。至茲癸亥年仲春月中 旬,職色耆役會同肆甲,在亭 遵承黃督部指傳,改換寺祠奉 事。同民[] 順奉行叶與本僧創 造,移回舊址地靈,新建寺堂 塽塏。普多需費,堂惟一人一 屋可私為;福澤弘深,普願諸 邑諸村其共享。素其景致,象 形後擁,紅雲高峻之奇山;蘇 派前弯,皈月玲瓏之秀水。四 圍山水有情,一簇樓臺壯麗。一番煥起,願祈永保於千秋; 叶力同心,委志合完其福果。 本寺禪僧號梅花謹誌。
寺田各處所肆畝捌高[] 增砌 開山塔一樹 .
啟定捌年五月拾五日立碑記 .
Tạm dịch
Bia ghi chép về việc tân tạo chùa
Cung  kính nghe rằng:
Phật làm điều công đức, núi vốn cao chót vót, pháp trí biển tuệ vô cùng thâm sâu, vô vàn hạt cát với nhiều số kiếp, đá không thể ghi chép hết. Quy mô của Phật pháp công người sức vật. Nay có Hội đồng kỳ mục, lý dịch trên dưới của 4 giáp vào thượng tuần tháng 10 năm Quý Sửu, ở xã Quỳnh Đô, tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông đều thuận tình mời Thiền Tăng chùa Quang Minh ở Hà Thành đến trụ trì chùa Linh Thông. Trải qua hơn 10 năm, đến nay trung tuần tháng 2 năm Quý Hợi, chức sắc, Kỳ lão, Lý dịch cùng với 4 giáp tại đình tuân theo chỉ truyền của quan đốc Bộ họa Hoàng thay đổi đền chùa thờ phụng. Nhân dân đồng ý cùng với Thiền Tăng di chuyển về vị trí cũ đất linh thiêng xây dựng ngôi chùa mới.
Kinh phí xây dựng duy chỉ một người, một lầu có thể làm phúc trạch riêng rộng rãi, bao la phổ nguyện cho toàn ấp, toàn thôn đều được hưởng. Cảnh trí vô cùng tươi đẹp, phía sau có cảnh đẹp kỳ thú của mây hồng, núi cao, ánh trăng lung linh.
Nước bốn bên, sơn thuỷ hữu tình, một toà lâu đài tráng lệ, một lần thay đổi, nguyện cầu cho sự bảo vệ ngàn thu. Đồng tâm hiệp lực cùng với ý chí để hoàn thành phúc quả.
Thiền Tăng của bản chùa tên hiệu là  Mai  Hoa kính  cẩn  ghi chép. Cùng với ruộng ở các xứ sở là 4 mẫu, 8 sào, lại còn dựng một cây tháp.
Ngày 15 tháng 5 niên hiệu Khải Định năm thứ 8 (1923) lập bia.
4. Thay lời kết
Qua nghiên cứu, giải mã 2 văn bia liên quan đến lịch sử chùa Linh Thông có thể cung cấp cho độc giả biết được một số thống tin về chùa. Đó là việc di dời chùa từ chỗ giáp với xã Ích Vịnh, địa thế xa xôi nên cảnh chùa vắng vẻ, vì thế nhân dân địa phương mới bàn bạc để dời chùa về cạnh đình làng Quỳnh Đô như hiện nay.
Chùa cũ vốn không rõ xây dựng từ thời nào, lại không có sư trụ trì, đến khi rời chùa về vị trí như hiện nay làng mới mời Sư từ chùa Quang Minh về làm trụ trì.
Khi xây dựng kinh phí xây dựng các hạng mục như Thượng điện 3 gian, Tiền đường 5 gian. Tạo tượng vàng, trang hoàng tượng Thánh, tạo dựng cung, đặt toà Cửu long, xây dựng Nghi Môn, Câu đối, đại tự... do dân đóng góp cung tiến, tín đồ thập phương do tăng sư kêu gọi trợ duyên.
Kể từ khi nhận chùa trụ trì đến nay Thượng tọa Thích Trí Như cùng chúng đồ và nhân dân địa phương, thập phương thiện tín quyên góp tịnh tài xây dựng tam quan, lầu chuông, lầu trống, nhà mẫu… làm cho cảnh chùa được khang trang, nguy nga.
Phạm Văn Tuấn
Học viên cao học Đại học Sư phạm Hà Nội
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2023
Chia sẻ

Bình luận (0)

  • Bình luận

Bài liên quan

Động và tĩnh – Triết lý sống trong bài thơ “Dụng chân tâm” của Trần Thánh Tông

Động và tĩnh – Triết lý sống trong bài thơ “Dụng chân tâm” của Trần Thánh Tông

Dụng chân tâm không chỉ đơn thuần là một bài thơ thiền sâu sắc mà còn là một lời nhắc nhở giản dị về lối sống hài hòa giữa động và tĩnh. Hãy để bài thơ này trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống của chúng ta, dẫn dắt chúng ta tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh...

10:05 23/11/2024

Những huấn từ nơi Tổ Zhabdrung Ngawang Namgyel

Những huấn từ nơi Tổ Zhabdrung Ngawang Namgyel

Những lời răn dạy tràn đầy trí tuệ của Tổ Zhabdrung Ngawang Namgyel từ nhiều thế kỷ trước, vẫn còn rất hữu ích với nhiều thế hệ ngày nay. Sự nhấn mạnh của Tổ về những lời hứa nguyện, sự kiên tâm, kỷ luật tự thân và việc theo đuổi trí tuệ vẫn hoàn toàn có giá trị cho cả tu sĩ và người thế gian trong việc rèn luyện thân tâm...

08:05 22/11/2024

Chuyển hoá nhận thức, sống đời an lạc

Chuyển hoá nhận thức, sống đời an lạc

Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau.

16:02 21/11/2024

Kinh Phật thuyết A Di Đà tóm lược - Trì danh niệm Phật (P.3)

Kinh Phật thuyết A Di Đà tóm lược - Trì danh niệm Phật (P.3)

Bộ kinh A Di Đà nói về tâm Vô thượng, danh hiệu Phật A Di Đà chứa muôn ngàn công đức. Vì vậy người trì niệm sẽ được chư Phật hộ trì. Thế nhưng, người nào còn tạp niệm dơ bẩn thì tuy có niệm danh hiệu Phật A Di Đà vẫn chẳng hiểu gì về tu

13:16 21/11/2024

Bài viết khác