Tác giả: Sakya Thích Lệ Thọ
Thập niên 1973, giáo sư Nguyễn Lân đã bày tỏ ý tưởng trên mặt báo. Sau đó dần lãng quên thì năm 2016, một tờ báo điện tử khơi lại “Nên bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" khỏi trường tiểu học?”. Dựa trên trên lời của bà cựu Thứ trưởng Bộ Giáo Dục Nguyễn Thị Nghĩa: “Một số trường tiểu học treo khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"’ thì học sinh có hiểu là gì không? Khẩu hiệu phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng”.
Sau đó Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phát biểu: “Tiên học lễ, hậu học văn là câu khẩu hiệu có từ thời xưa. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều trường treo câu này - nhất là trường tiểu học, mà tôi tin chắc rằng, các em học sinh lớp 1, lớp hai chắc chắn không hiểu “tiên” là gì, “hậu” là gì”. Sao không mở rông tầm nhìn để thấy khẩu hiệu ‘Lễ’ dành cho Thầy lẫn Trò trên bước đường truyền và nhân; giống tất cả thiết bị kết nối định vị không bị sai đường chỗ đến.
Mấy ngày gần đây, các trang mạng xã hội lại dậy sóng trước đề xuất cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" do GS.TSKH Trần Ngọc Thêm (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM) nêu tại Hội thảo giáo dục 2021 do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức.
Qua cái nhìn của tôi, là người đang học và tu theo Phật giáo tôi thấy: “lễ” là khuôn phép, nguyên tắc, phẩm chất, đức hạnh và cũng là đạo đức cho một kiếp sống con người. Trong một gia đình, cơ quan, nhà trường… “đức” rất quan trọng. Nội hàm của “Tiên học lễ, hậu học văn” này thể hiện đức hạnh của con người, từ nhỏ được giáo dưỡng còn trong thai mẹ và dạy dỗ uốn nắn từ lúc lên ba.
Vì vậy, không thể đứng trên lập trường một giai đoạn trưởng thành mà cắt đứt mạch giáo dục. Ngay cả một một phát tâm theo con đường thanh tịnh của Phật thì tâm đã thiện lương, nhưng vẫn phải tu dưỡng suốt cả một đời. Cho nên, không quy chụp “Lễ” nghiêng về nghi thức lễ giáo, phong kiến, hay phục tùng tổ chức làm bạc nhược con người. Dù nhân loại sắp bước qua thế kỷ thứ 22 cũng không thể bỏ đức tính tốt đẹp “Lễ” luôn được xem là cốt lõi, nét Văn hóa quan trọng nhất của dân tộc Việt.
Vì vậy, trong triết lý giáo dục của nhiều gia đình, việc dạy con trước hết phải dạy hiếu nghĩa, đức hạnh với ông bà, cha mẹ. Dù người đó giỏi bao nhiêu chăng nữa nhưng không có đạo đức thì không thể nên người được.
Khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn" vẫn phù hợp dù ở bất kỳ hoàn cảnh giáo dục hay thời đại nào. Bởi, "lễ" không chỉ là lễ phép, đó còn là đạo đức làm người, "văn" là văn hóa, tri thức. Trước khi học kiến thức, con cái chúng ta phải học đạo đức làm người. Dù ở thời đại học thì người Việt ta vẫn lấy đức làm gốc.
Hiện nay, nhiều hiện tượng cho thấy, giáo dục đạo đức trong nhà trường đang bị buông lỏng, một bộ phận học sinh sa sút về văn hóa ứng xử, lối sống, mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên có những mâu thuẫn, bất cập, thì yêu cầu, mục tiêu “tiên học lễ” lại càng cần được chú trọng và đề cao hơn nữa, chứ sao lại đề nghị bỏ?
Sự nghiệp 100 năm trồng người, gìn giữ giềng mối văn hóa đạo đức không là giai đoạn. Làm kinh tế sai nghèo đất nước mấy chục năm. Tư tưởng, triết lý, đạo đức mà sai mất nhiều thế hệ, thậm chí mất nước khi Văn hóa bị lung lay!
Tác giả: Sakya Thích Lệ Thọ
Bình luận (0)