Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhazine Indonesia

Ngày 31/07/2024, đội đặc nhiệm chống khủng bố 88 (Detasemen Khusus 88 Antiteror), một đội chống khủng bố của Cảnh sát quốc gia Indonesia đã bắt giữ một nghi phạm khủng bố có tên viết tắt là HOK tại Jalan Langsep, Làng Sisir, Quận Batu, Malang, Đông Java, Indonesia.

Theo xác nhận của Chuẩn tướng Pol Trunoyudo Wisnu Andiko, Trưởng phòng Quan hệ Công chúng của Cảnh sát Indonesia, dựa trên kết quả kiểm tra, HOK, một sinh viên, muốn thực hiện một vụ đánh bom liều chết bởi thuốc nổ Triacetone Triperoxide (TATP - một loại chất nổ có sức công phá mạnh và rất dễ bay hơi). Vụ đánh bom liều chết được thực hiện tại hai ngôi nhà thờ ở khu vực thành phố Malang, Indonesia.

Trường hợp này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của giáo dục hòa bình trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực ở thế hệ trẻ.

Đây là nơi mà vai của giáo dục của đạo Phật trở nên phù hợp, mang lại cái nhìn sâu sắc về cách đạt được hòa bình và vượt qua xung đột.

Đạo Phật nhấn mạnh tầm quan trọng từ bi tâm, bất bạo động, sự bình an nội tâm làm cơ sở giải quyết tranh chấp. Những nguyên tắc này rất phù hợp với những nỗ lực của chúng tôi tại Cahaya Guru Foundation (YCG)  trong việc thúc đẩy nền giáo dục hoà bình và  khoan dung ở Indonesia. Prinsip Ahimsa (Non-Kekerasan).

Một trong những giáo lý chính trong đạo Phật là nguyên tắc đạo đức không gây hại cho các sinh vật khác (ahimsa) cũng có nghĩa là bất bạo động. Nguyên tắc này hướng dẫn rằng mọi sinh vật đều có quyền sống trong hoà bình và thoát khỏi những nỗi khổ niềm đau.

Trong bối cảnh đời sống thường nhật, nguyên tắc đạo đức không gây hại cho các sinh vật khác (ahimsa) khuyến khích các cá nhân không chỉ kiềm chế bạo hành thể xác và tinh thần mà còn tránh bạo lực bằng ngôn ngữ thô bạo cay nghiệt.

Tại Cahaya Guru Foundation (YCG), chúng tôi áp dụng nguyên tắc đạo đức không gây hại cho các sinh vật khác (ahimsa) này với cách thúc đẩy phương pháp giáo dục khuyến khích đối thoại, hiểu biết liên văn hoá giữa giáo viên và học sinh. 

Nguồn:
Nguồn: buddhazine.com

Con đường Tứ Diệu Đế dẫn đến Hoà bình

Giáo lý đạo Phật thuyết minh Tứ Diệu Đế là nền tảng để nhận thức rõ về đau khổ và con đường dẫn đến giải thoát tất cả những nỗi khổ niềm đau:

Dukkha (Khổ): Đời sống con người không thể tách rời khỏi đau khổ, kể cả dưới hình thức xung đột và chiến tranh.

Nguyên nhân của đau khổ: Đam mê dục vọng và bám chấp là gốc rễ của đau khổ. Trong bối cảnh chiến tranh, điều này có thể mang hình thức tham vọng chính trị, lòng tham lam hận thù. 

Chấm dứt đau khổ: Bằng cách hỷ xả những đam mê dục vọng và bám chấp, có thể chúng ta vượt qua những nỗi khổ niềm đau. 

Con Đường Diệt Khổ: Con đường chân chính tám chi (Bát Chính đạo) bao gồm Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính Nghiệp, Chính mạng, Chính tinh tấn, Chính niệm, Chính định, là một hướng dẫn thực tế để đạt được hoà bình. 

Cahaya Guru Foundation (YCG) cố gắng triển khai những lời dạy quý báu này trong các chương trình đào tạo giáo viên của chúng tôi, với cách ưu tiên giáo dục nhân cách để tích hợp những giá trị này vào việc giảng dạy thường nhật. 

Phát triển Hoà bình nội tâm

Phật giáo nhấn mạnh rằng hoà bình thực sự bắt đầu từ nội tâm. Thông qua thiền định và thực hành chính niệm, các cá nhân có thể phát triển sự bình an nội tâm, cho phép họ đồng cảm với người khác và giảm bớt xung đột. Tại Cahaya Guru Foundation (YCG), chúng tôi cung cấp các buổi hội thảo và đào tạo nhằm các nhà giáo dục thực hành các kỹ thuật quản lý cảm xúc và xã hội cũng như truyền đạt chúng cho học sinh của họ. 

Từ bi tâm và lòng bác ái là trụ cột của hòa bình

Giáo lý đạo Phật nhấn mạnh lòng thương xót (करुणा, karuṇā) và Từ bi tâm (Mettā), khuyến khích các cá nhân cảm nhận và hiểu những nỗi khổ niềm đau của người khác và cố gắng hoá giải nó. Những giá trị này phù hợp với tầm nhìn của Cahaya Guru Foundation (YCG), nhằm tạo ra một môi trường học tập hòa nhập và hỗ trợ sự bình đẳng và đa dạng.

Liên hệ với nhau và trách nhiệm xã hội 

Phật giáo thuyết minh rằng tất cả chúng sinh đều có mối liên hệ với nhau, mọi hành động đều có tác động sâu rộng. Sự hiểu biết này thúc đẩy ý thức trách nhiệm xã hội, khuyến khích các nhà lãnh đạo và cá nhân xem xét tác động của mọi hành động, trong đó có quyết định tham chiến. Thông qua các chương trình vận động chính sách, chúng tôi tìm cách thúc đẩy các chính sách giáo dục tập trung và hài hoà xã hội và giảm thiểu xung đột. 

Phật giáo và Hòa bình

Giáo lý đạo Phật về hoà bình và chiến tranh đưa ra những hướng dẫn có giá trị cho các cá nhân và xã hội trong hành trình tìm kiếm một thế giới hòa bình hơn. Bằng cách nhấn mạnh tinh thần bất bạo động, từ bi tâm và bình an nội tâm, Phật giáo truyền cảm hứng cho chúng tôi tại Cahaya Guru Foundation (YCG) để tiếp tục khuyến khích nền giáo dục, thúc đẩy lòng khoan dung và sự đa dạng. 

Chúng tôi tin rằng với cách ứng dụng thực tiễn giá trị từ bi tâm, có thể chúng ta tạo ra một tương lai hài hoà hơn cho tất cả mọi người. Mặc dù thách thức vẫn còn đó, Phật giáo mang lại hy vọng cho một thế giới hòa bình hơn.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhazine Indonesia