Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng được gặp những vị Bồ tát. Suy cho cùng, cuộc sống được đánh dấu bằng đau khổ và nghiệp chướng là do chính chúng ta tạo ra. Thay đổi, liên tục và cứ theo dòng đời trôi chảy và luân hồi liên tục trong các trạng thái sống.
Tác giả: 林峯 (Raymond Lam) Việt dịch: Thích Vân Phong
Khuôn mặt của Wojak là một trong những Memes linh hoạt và lâu dài nhất trên Internet. Một Memes, dễ nhận biết hơn nhiều kiểu hài hước khác dành cho Gen Z (hoặc Zoomers), thường được định nghĩa là một tiết mục vui nhộn, chẳng hạn như hình ảnh hoặc video có chú thích hoặc nội dung của thể loại, được lan truyền trực tuyến và được điều chỉnh cho phù hợp với nhiều văn cảnh khác nhau được quy chiếu.
Wojak trở thành nhân vật tiêu điểm cho hài kịch đen hay nhất trên YouTube, toàn bộ tính cách và truyền thuyết thế giới được ghép vào tính cách của nhân vật một cách hữu cơ. Wojak là nhân vật có thể được áp dụng vào tất cả các kiểu hài kịch đen của thế hệ Z: thất bại, hối tiếc, cảm giác đau buồn hoặc trước thực tế đầy bất công của xã hội loài người, có đủ mọi sự giễu cợt đầy mỉa mai.
Các video liên quan đến Wojak có xu hướng phóng đại những bất công gây ra cho anh ta và những phản ứng không thích hợp của anh ta đối với họ, đưa ra một góc nhìn thoáng qua về những lo lắng về văn hoá và xã hội của Zoomers.
Wojak là một nhân vật hài hước, giúp chúng ta giải tỏa bằng những buồn cười trước những khiếm khuyết và nỗi bất hạnh của bản thân. Mặc dù hoàn cảnh của Wojak có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào nội dung phim hoạt hình, anh ta thường rơi vào các vụ bị lừa đảo tiền điện tử và phá sản vì danh mục đầu tư đang sụp đổ của mình. Anh ta nhận được ít thiện cảm từ các bạn diễn Zoomer, Boomer, và các nhóm của Memes khác có tính cách hài kịch đen, được hình thành theo thời gian, theo cách hợp tác bởi những người sáng tạo nội dung ẩn danh và người đăng lưu hành hình ảnh của họ. Đây là một phương pháp tạo nội dung hữu cơ mà các thế hệ và công nghệ trước Internet không thể tưởng tượng được.
Ở một khía cạnh nào đó, thậm chí có thể nhận ra một số phẩm chất giống như memes trong tôn giáo. Xét cho cùng, các tôn giáo đều có tính chất ngẫu nhiên về mặt văn hoá và có thể không biết hết được nếu không hiểu bối cảnh văn hóa và lịch sử. Trong khi đó, Boomer, Gen X, và các thế hệ Millennial thường khó theo kịp vô số memes trực tuyến, một phần vì chúng đề cập đến các hiện tượng văn hoá mà chủ yếu chỉ được biết đến bởi Gen Z và thế hệ trẻ hơn.
Thời gian trôi qua, các tôn giáo trở nên tự quy chiếu như các memes, với một “dòng truyền thừa” về diễn ngôn và ý tưởng có thể được truy tìm và xác định. Mặc dù Phật giáo Kim Cương thừa, Phật giáo Nguyên thủy có khác biệt về thời gian và không gian, tuy nhiên cả hai đều liên hệ đến hình ảnh đức Phật và ngôi Tam Bảo. Hình tượng Phật giáo, bánh xe chuyển pháp luân, hoa sen, bát đại cát tường ....đều truyền đạt điều gì đó có thể hiểu được mà không cần giải thích toàn diện, có thể dễ dàng thích ứng với mọi bối cảnh hoặc đối tượng.
Mặc dù các memes hiện đại có lẽ được trình bày theo cách dễ hiểu hơn so với nhiều nền tảng thần học hoặc giáo lý tôn giáo, bằng cách sử dụng triết lý đạo Phật, những khái niệm về sự thật, về đau khổ và các phương pháp hóa giải những nỗi khổ niềm đau của nền tảng minh triết phật giáo rất phong phú, hoặc cũng có thể từ các nền triết học và tôn giáo khác trên thế giới.
Đã có những nỗ lực miêu tả Woijk như một nhân vật thiện cảm. Có lẽ anh ta đã bỏ học đại học hoặc anh ta bị lừa dối bởi tình yêu đích thực, các bậc gia trưởng, cha mẹ của anh ta qua đời sớm. Anh ta sinh ra vốn đã xấu xí và hói đầu, chỉ có thể tìm được việc làm không ổn định và không thoả mãn. Hầu như không thể cảm thấy tiếc nuối cho anh ta, tất cả những hành vi sai trái của anh ta xảy ra do những thiếu sót của chính anh ta – đặc biệt là anh ta với những thói quen vô bổ đã gây lãng phí thời gian vô ích.
Trong số quá nhiều này và vô số sự cố đáng tiếc dẫn đến Doomer, Wojak, thực sự anh ta đã bỏ cuộc. Doomer thể hiện sự bù đắp của những quan điểm bi quan về một loạt vấn đề, trong đó triển vọng tương lai của anh ta và tương lai của thế giới, sự huỷ hoại môi trường sắp xảy ra cũng như sự suy thoái và thoái hoá xã hội. Khả năng tự nhận thức của anh ta phụ thuộc vào sự trưởng thành của chính người kể chuyện và những người sáng tạo nội dung Zoomers thường là ở tuổi thiếu niên và tuổi đôi mươi.
Nỗi đau của Doomer không phải là sự đánh giá mà anh ta đưa ra sau khi đọc rất nhiều về thế giới, hay suy ngẫm về cách chúng ta bị hấp dẫn lực của vô minh để tin vào bản ngã ảo tưởng, từ đó dẫn đến sự bám víu và do đó phải chịu nhiều đau khổ. Theo như chủ nghĩa bi quan (doomerism) có thể tạo thành một số triết lý, nó bắt nguồn từ một số khuynh hướng bi quan như nhà triết học duy tâm người Đức, Arthur Schopenhauer (1788-1860), nhưng nhiều hơn từ tiểu thuyết viết bằng Anh ngữ như “American Psycho” (tạm dịch: Kẻ sát nhân cuồng tín) là một bộ phim kinh dị tâm lý châm biếm năm 2000 do Mary Harron đồng sáng tác kịch bản và đạo diễn; Sàn đấu sinh tử (tựa gốc tiếng Anh: Fight Club) là một bộ phim điện ảnh Mỹ của đạo diễn David Fincher sản xuất năm 1999 với sự tham gia của Brad Pitt và Edward Norton dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Chuck Palahniuk; Tài xế taxi (tiếng Anh: Taxi Driver) là một bộ phim tâm lý tội phạm của Mỹ năm 1976 với những yếu tố neo-noir và giết người tâm thần, do Martin Scorsese đạo diễn và Paul Schrader viết kịch bản; Kỵ sĩ bóng đêm (tựa gốc tiếng Anh: The Dark Knight) là một bộ phim điện ảnh siêu anh hùng năm 2008 do Christopher Nolan làm đạo diễn, sản xuất và đồng biên kịch; gần đây nhất là Joker, một bộ phim điện ảnh giật gân tâm lý của Mỹ năm 2019 do Todd Phillips chịu trách nhiệm đạo diễn kiêm sản xuất, với phần kịch bản do anh chấp bút cùng nhà biên kịch Scott Silver. Bộ phim dựa trên nguyên tác truyện tranh gốc của DC Comics, với bối cảnh được đặt vào năm 1981 ở Thành phố Gotham. Tất cả họ đều có sức ảnh hưởng đủ lớn để lại những memes của riêng bản thân, được tạo ra nhiều nhóm khác nhau. Nhưng bản thân những tác phẩm này là những đoạn trích văn hóa và nghệ thuật về cách tiếp cận chủ nghĩa duy vật, triết học xã hội và chủ nghĩa hư vô, từ trước đã đánh giá Doomer, hoàn toàn xuất phát từ quan điểm và cái tôi cá nhân của anh ta. Thế giới của anh ta bắt đầu và kết thúc với chính bản thân anh ta, theo quan điểm Phật giáo vốn đã hạn chế.
Ngay cả những câu chuyện đồng cảm đối với Doomer cũng thường tiết lộ rằng anh ta tự mình giải quyết ba vấn đề chính.
Thứ nhất, anh ta bộc lộ những khuynh hướng không thích nghi. Wojak có quan điểm Ma Ni giáo (Manichaeism, do Mani người Ba Tư sáng lập vào thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên) về các khả năng của cuộc sống, trong đó anh ta sẽ trở nên giàu có và có được câu chuyện huyền thoại về “Lamborghini” (nhà sản xuất siêu xe thể thao cao cấp (siêu xe) của Italy, có trụ sở chính và xưởng sản xuất đặt tại Sant' Agata Bolognese, gần Bologna, Italy.) - hành trình từ máy kéo đến những chiếc siêu xe hoặc bị mắc kẹt ở mức lương làm việc tối thiểu của McDonald's, một Tập đoàn tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh. Thực sự điều này buộc anh ta không bao giờ đặt ra những mục tiêu thực tế, nhưng tại cùng một thời điểm, không bao giờ hài lòng với những gì mình sở hữu.
Không có những thứ như “được rồi”, “có thể chấp nhận được” hay thậm chí là “tầm thường nhưng có thể tệ hơn”. Không có chỗ cho sự tầm thường, sự vụng về hay sự hài lòng khiêm tốn. Chỉ có thiên đường hay địa ngục; sự giàu có bẩn thỉu thông qua tiền điện tử hoặc sự khốn cùng và nghèo đói. Không có con đường Trung đạo, cách Wojak khinh miệt (nếu phóng đại) đề cập đến “sự ăn bám” của anh ta, tiết lộ tất cả những gì người ta cần biết về tư duy của anh ta về một “thời gian sống bình quân”.
Wojak cảm thấy bất kỳ công việc, chế độ làm công ăn lương nào cũng đáng khinh thường, chỉ được tôn trọng bởi “tiền lương”.
Một nhà tâm lý trị liệu Phật giáo có rất nhiều điều để nói về việc anh ta nghiện cờ bạc, tất cả tiền tiết kiệm của anh ta bằng tiền điện tử. Nỗi ám ảnh trở thành nhà đầu tư làm giàu nhanh chóng của anh ta là một tham vọng dễ hiểu, nhưng hết sức tưởng tượng và sẽ không khiến anh ta nhận được nhiều sự ngưỡng mộ hay thông cảm. Nói về rối loạn nhân cách chống đối xã hội: Doomer phàn nàn về việc không có bạn bè, bị xa lánh, và không có cơ hội kết nối với người khác. Tuy nhiên, anh ta bị ngắt kết nối sâu sắc với bất kỳ hình thức tự nhận thức hoặc phản ánh tâm lý nhận thức.
Vấn đề thứ hai của anh ta là sự kiêu ngạo bởi cách anh ta coi nỗi đau của mình là gay gắt và bất công, còn những người khác chỉ là “một người bình thường” hoặc “NPC” (Non-Player Character, một khái niệm dùng để chỉ bất kì một nhân vật nào đó trong game mà không được điều khiển bởi người chơi) chưa trải qua khó khăn về tài chính, sự mất mát của những người thân yêu, hoặc sự cô đơn, cô lập và bị từ chối. Dường như anh ta ít quan tâm đến nỗi đau của người khác, ít quan tâm đến nguyên nhân xã hội, lịch sử tôn giáo, và rất ít thể hiện sự thể hiện sự suy ngẫm về bản chất của nghèo đói, bất công, về thân phận của con người.
Thứ ba và sau cùng, anh ta không muốn thay đổi hoặc thử một cái gì đó mới lạ. Phần lớn, Doomer coi ý tưởng thay đổi quan điểm của một người về những điều không may là một hình thức “đối phó” hoặc tự ảo tưởng. Trớ trêu thay, vẫn bắt nguồn từ lối sống hiện tại của bản thân, vẫn giữ tâm trí hẹp hòi và khép kín, dường như chính là định nghĩa của sự đối phó. Doomer là một người bi quan và chủ nghĩa hư vô, dường như là một phiên bản được lặp lại của câu hỏi cơ bản về triết học của nhà văn, triết gia, nhà báo người Pháp nổi tiếng, Albert Camus (1913-1960): “Tôi có nên tự sát không?” Phật giáo Đại thừa với tinh thần vô ngã vị tha, 'hoán đổi bản thân với những người khác' bằng cách quán chiếu những đau khổ khởi lên từ việc làm vị kỷ và niềm vui từ việc làm lợi tha, nhưng rõ ràng là đang trên lộ trình giải thoát khổ đau. Wojak vừa quay trở lại với tiền điện tử.
Do tính chất hài hước, châm biếm và “đăng nhảm nhí” trên Internet (nhiều câu chuyện về Wojak không nên quá nghiêm trọng), bài học hay nhất mà Wojak và Doomer đưa ra dường như là tìm ra sự hài hước trong nỗi khổ niềm đau. Nhưng nếu một người dùng ngoại suy quan sát hình dáng của Wojak hoặc Doomer thành một người ngoài đời thực, anh ta sẽ cắt ra một nhân vật buồn bã và đáng lo ngại.
Đây là hình ảnh của một người nào đó đang bị tổn thương nội tâm nghiêm trọng và không có khả năng tiếp cận các nguồn lực tâm linh. Đức Phật chỉ cho chúng ta con đường, nhưng liệu chúng ta có đặt chân cất bước trên hành trình này không? Trong rất nhiều tài liệu trực tuyến, Doomes thường được giải cứu bởi một anh chàng thân thể kiện khương, rạng rỡ và hài hòa “Gigachad” (một thuật ngữ và biểu tượng mạng đã trở nên phổ biến trong cộng đồng trực tuyến), người mà về mọi ý định và mục đích, Internet miêu tả “không chính xác” về những bậc giác ngộ.
Thực tế trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng được gặp những vị Bồ tát. Nhưng những sinh vật như thế lại quan tâm, ngay cả đối với những Doomers và Wojaks đã hoàn toàn mất đi. Suy cho cùng, cuộc sống được đánh dấu bằng đau khổ và nghiệp chướng là do chính chúng ta tạo ra. Thay đổi, liên tục và cứ theo dòng đời trôi chảy, có thể là con đường dẫn đến những phương thức sống, con người làm việc tốt hơn. Có lẽ “căn cứ vào” cái nhìn sâu sắc này của đức Phật hơn bất cứ điều gì mà chủ nghĩa hư vô trực tuyến (online nihilism) có thể sẵn sàng đưa ra.
Tác giả: 林峯 (Raymond Lam) Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Global
Cư sĩ Lâm Phong (林峯, Raymond Lam) là tác giả từng kinh nghiệm trong ngành báo chí, người viết cho tạp chí Buddhadoor Global và là biên tập cho trang Tea House sub-site. Ông chia sẻ và bình luận nhiều về mối quan tâm đa dạng liên quan đến Phật giáo thế giới. Ông học chuyên khoa tôn giáo học tại The University of Queensland (UQ), trường đại học công lập cấp tiến và định hướng nghiên cứu, tọa lạc tại trung tâm Brisbane, Úc và tốt nghiệp Cao học cao học ngành Phật giáo tại SOAS University of London: Trường đại học nằm trong Top 10 trường đại học hàng đầu về nghiên cứu tại Anh và trên thế giới. Là một phật tử tại gia, hiện ông đang trên cương vị giám đốc, người được uỷ thác lãnh đạo một số tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận.
Bình luận (0)